2.1.3.1. Khái quát về doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Nam Đàn:
Với việc thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh để tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kể từ khi thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 01/01/1999 đến nay, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn được tăng nhanh cả về số lượng cũng như qui mô. Năm 1999, toàn huyện Nam Đàn chỉ có 50 doanh nghiệp, tổng số vốn kinh doanh khoảng 20 tỷ đồng. Nhưng đến 31/12/2011 đã có 593 doanh nghiệp đăng ký KD (xem bảng 2.1). Trong đó, gồm: 56 doanh nghiệp nhà nước, 4 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 203 công ty TNHH, 146 công ty cổ phần, 137doanh nghiệp tư nhân, 47 hợp tác xã, với tổng số vốn kinh doanh đến 1.329,3 tỷ đồng. Số thuế TNDN nộp NSNN là 15 tỷ đồng, chiểm 5,3% trong tổng số thu nội địa của tỉnh.
Các doanh nghiệp ở huyện Nam Đàn tuy số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn là các doanh nghiệp thuộc ngành thương nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất còn ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng để cho phục vụ sản xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản phẩm mũi nhọn để chiểm lĩnh thị trường trong tỉnh, huyện và cạnh tranh với tỉnh, huyện bạn.
Bảng 2.2. Số doanh nghiệp kê khai nộp thuế năm 2012
ĐVT: Doanh nghiệp
TT Loại hình doanh nghiệp Số lượng
1 Doanh nghiệp Nhà nước 36
2 DN đầu tư nước ngoài 4
3 Công ty TNHH 114
4 Công ty cổ phần 187
5 Doanh nghiệp tư nhân 129
6 Hợp tác xã, tổ hợp tác xã 59
Tổng cộng 539
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng thực chất không kinh doanh hoặc kinh doanh không liên tục. Tính đến tháng 12/2012 số doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Nam Đàn có kê khai và nộp thuế cụ thể như Bảng 2.2. Theo đó số doanh nghiệp không kê khai nộp thuế là 82 doanh nghiệp chiếm khoảng 14% trên tổng số doanh nghiệp có đăng ký KD.
Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Nam huyện Nam Đàn chủ yếu là các Công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ, số lượng vốn ít.
Loại hình kinh doanh phổ biến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản (XDCB) và Thương mại dịch vụ (TMDV). Trong khi thế mạnh chính của huyện Nam Đàn là Nông, lâm nghiệp thì các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này lại có xu hướng giảm dần, các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực XDCB, TMDV có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB tăng lên một cách ồ ạt (gần 50% tổng số các doanh nghiệp NQD). Nguyên nhân là do lĩnh vực XDCB dễ làm ăn hơn các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này thường chọn các công trình nhỏ, vốn ít, nhân công là các lao động thủ công nên tiền công rẻ.
Loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực chế biến Nông lâm, Thuỷ sản và sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số lượng còn ít là do ngành này đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và cần phải có thị trường nên không hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có định hướng cụ thể trong sản xuất kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập là từ hộ cá thể chuyển lên.
Trong các doanh nghiệp thành lập còn nhiều doanh nghiệp không có bộ phận kế toán mà chủ yếu là thuê các kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, hoặc cuối năm thuê một kế toán có trình độ dựng nên một Báo cáo tài chính gửi đến cơ quan thuế. Một số doanh nghiệp đã có bộ phận kế toán chuyên trách nhưng họ lại chỉ có trình độ trung cấp, sơ cấp chưa hiểu rõ quy trình nộp thuế…
Có trường hợp doanh nghiệp thành lập mà không hoạt động kinh doanh, họ chỉ thành lập doanh nghiệp với mục đích dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác thuê để đầu thầu công trình.
Tình hình trên đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế các doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp thường lấy lợi ích của bản thân làm trọng nên tình trạng trốn lậu thuế, kê khai không kịp thời, thiếu chính xác diễn ra thường xuyên.
Vì vậy, cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách địa phương.
2.1.3.2. Kết quả thu thuế TNDN NQD trên địa bàn huyện Nam Đàn
Một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng như đã trình bày ở Chương 1 - là đóng vai trò nguồn thu chủ yếu của NSNN. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của cơ quan thuế là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Trong những năm vừa qua, với việc áp dụng nhiều biện pháp quản lý thuế, Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Bảng 2.3: Kết quả thu thu thuế TNDN trên địa bàn
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 2011 2012
% so với % so với % so với
Chỉ tiêu Thực hiện Dự toán Cùng kỳ Thực hiện Dự toán Cùng kỳ Thực hiện Dự toán Cùng kỳ Thuế TNDN 16.10 102 121 17.10 114 106 15.20 108 89 Thuế TNDNNQD 10.73 108 129 12.29 109 115 10.18 102 83 Thu từ TNHH 3.45 100 107 3.92 119 114 3.24 174 83 Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) 32.15 31.90 31.83 Thu từ CTCP 3.92 114 115 4.35 120 111 3.68 125 85 Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) 36.53 35.39 36.15 Thu từ DNTN 2.16 114 108 2.22 559 103 2.12 177 95 Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) 20.13 18.06 20.83 Thu từ HTX 1.21 101 118 1.38 94 114 1.14 91 83 Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) 11.28 11.23 11.20
Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng thu Thuế TNDN hàng năm tăng so với cùng kỳ từ 25 đến 30% và hoàn thành vượt dự toán được giao. Hầu hết các đội thu thuế đều hoàn thành ở mức cao và năm sau cao hơn năm trước. Riêng thuế TNDN NQD năm 2010, 2011 đều hoàn thành vượt mức dự toán và cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhưng năm 2012 số thuế TNDN NQD giảm so với các năm 2010 và 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Hơn nữa do chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ đã tác động trực tiếp đến kết quả thu thuế TNDN NQD trên địa bàn.