Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 29)

1.2.3.1. Quan niệm về quản lý thuế TNDN

Quản lý nói chung là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quy định trong luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định.

Quản lý thuế TNDN có những nét đặc thù riêng như sau:

- Chủ thể thực thi các giải pháp thu thuế là các cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan thuế được Nhà nước giao trách nhiệm chính cho việc tổ chức quản lý thu thuế. Cần phải có sự phối kết hợp giữa các ban, ngành chức năng để quản lý thu thuế một cách hệu quả nhất.

Đối tượng nộp thuế Kho bạc Nhà nước Chi Cục thuế : - Đội Hành chính.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế

- Đội Kiểm tra và QLN

(1)Hàng quý nộp tờ khai TT Hàng năm nộp hồ sơ quyết toán, miễn giảm, hoàn thuế.

2) Ra thông báo thuế.

3) Nộp tiền thuế vàoKho bạc nhà nước theo thông báo thuế.

4) Lệnh thu đối với các trường hợp không nộp thuế.

- Đối tượng chịu sự quản lý là các doanh gnhiệp có các hoạt động kinh tế thuộc diện điều chỉnh của Luật Quản lý thuế và các luật thuế. Quá trình tổ chức và thực thi các giải pháp thu thuế là rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Các giải pháp đó không đơn thuần là các giải pháp mệnh lệnh hành chính, cưỡng chế mà các giải pháp đó phải kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính, tuyên truyền giải thích, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần.

- Quản lý thuế TNDN được quy định bằng pháp luật nên các cơ quan thuế không thể tuỳ tiện đề ra các biện pháp quản lý thu thuế trái ngược với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thủ tiêu tính sáng tạo của từng cơ quan thuế trong việc tìm tòi các giải pháp cụ thế, miễn là các giải pháp đó không trái với những quy định chung toàn ngành và phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh ở địa phương.

1.2.3.2. Mục tiêu quản lý thuế TNDN NDQ

Thuế TNDN NQD là một sắc thuế cơ bản trong hệ thống các sắc thuế ở Việt Nam. Bởi vậy, mục tiêu quản lý thuế cũng là mục tiêu của thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Công tác quản lý thuế TNDN NQD trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách nhà nước từ

các nguồn, các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý, trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Hàng năm, thuế TNDN NQD có số thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế TNDN nộp vào NSNN. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế TNDN NQD sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN.

Mặt khác, chính sách thuế TNDN NQD tác động trực tiếp đến thu nhập của các tổ chức kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế- cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai. Để tăng cường và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế cần chú ý và duy trì phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.

Hai là, Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế.

Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con

người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.

Ba là, tăng cường ý thức chấp hành phát luật cho người nộp thuế.

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của người nộp thuế sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động của Nhà nước đến nền kinh tế. Qua công tác tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật” trong mọi tầng lớp nhân dân.

1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý thuế

Trong hoạt động thực tiễn quản lý, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc và mỗi lĩnh vực hoạt động có những nguyên tắc quản lý đặc thù. Các nguyên tắc vừa phản ánh các quy luật khách quan, nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan của con người. Các nguyên tắc quản lý thuế hình thành trên cơ sở các ràng buộc bởi: Mục tiêu của quản lý thuế, tính chất của sắc thuế được giao quản lý thu; đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại, phát triển của cơ quan thuế và các ràng buộc của môi trường; thực trạng và xu thế phát triển của cơ quan thuế.

Quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước về kinh tế, nguyên tắc quản trị tổ chức và nguyên tắc hành chính nhà nước.

Quản lý thuế tại cơ quan thuế cấp tỉnh là một khâu của công tác quản lý nhà nước về thuế nên trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, quản lý nhà nước về tài chính - thuế nói riêng. Các nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nước là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn thực hành mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế. Đối với Việt Nam hiện nay, có các nguyên tắc quản lý kinh tế ở phạm vi nhà nước là:

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế: Lịch sử hình thành và phát

tiển của Nhà nước Việt Nam kiểu mới gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo về bằng các nghị quyết đề ra đường lối, chủ trương, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước và căn cứ vào đó Nhà nước (cơ quan chuyên môn) ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Đảng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản quản lý nhà nước (cơ quan chuyên môn) để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách cho phù hợp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà cơ quan cấp trên giao.

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết

là sự lãnh đạo tập trug đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó đảm bảo cho cơ quan cấp dưới và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của cấp trên căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó phải đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động của cơ sở.

Thực hiện nguyên tắc dân chủ thực chất là nguyên tắc lấy dân làm gốc, thực hiện quyền làm chủ của NNT trong một nhà nước pháp quyền vì dân, do dân.

Nguyên tắc công khai: Công khai là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động

quản lý thuế. Bởi lẽ, có công khai mới thu hút và tạo điều kiện cho đông đảo người dân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý thuế, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thông qua công khai làm cho công tác quản lý thuế bảo đảm được tính khách quan, chính xác hơn vì nó cho phép kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế, làm cho các quyết dịnh quản lý của cơ quan thuế đúng đắn, trung thực với sự vật hiện tượng đã xảy ra.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý,

bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu qủa trong từng tình huống khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, từ đó ra quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức. Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả không đồng nghĩa với hạn chế chi tiêu vấn đề là chi tiêu hợp lý trong khả năng cho phép. Tiết kiệm cũng không có nghĩa là chi ít tiền mà là chi sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Quản lý thuế tại mỗi địa phương phải có sự nghiên cứu, xem xét áp dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức... phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 29)