Quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 74)

Doanh thu và chi phí là yếu tố quan trọng để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong thực tiễn việc quản lý doanh thu và chi phí là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán, kê khai dấu bớt doanh thu, tăng chi phí; thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng kê khai lỗ để được giảm thuế. Để khắc phục được tình trạng đó, cần có một số giải pháp:

*Quản lý doanh thu:

- Cán bộ thuế cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng bán hàng trực tiếp không dùng hoá đơn. Để làm được việc này, các cán bộ thuế cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp, như kiểm tra báo cáo tài chính, quyết toán thuế… và phải thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không đúng theo quy định thì cơ quan có quyền thu hồi số hoá đơn đó và xử phạt hành chính. Trường hợp mất hoá đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản và báo cáo cho cơ quan thuế biết để có biện pháp xử lý.

- Kiểm tra chặt chẽ công tác hạch toán kế toán về doanh thu:

+ Căn cứ kiểm tra là: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 113-Phải thu khách hàng; sổ cái, sổ doanh thu (TK 511, TK 512); các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng bán hàng; các hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, báo cáo bán hàng; biên bản đối chiếu công nợ phải thu; sổ kho hàng hóa, thành phẩm; phiếu xuất nhập kho, thẻ kho và biên bản kiểm tra cuối kỳ.

+ Phương pháp kiểm tra là:

Đối chiếu, so sánh nhằm xác nhận tính trung thực của số liệu kê khai và phát hiện những trường hợp khai man, trốn thuế. Kiểm tra tính hợp pháp, tính liên tục của các hóa đơn bán hàng. Theo quy định hiện hành hóa đơn bán hàng phải sử dụng từ quyển số nhỏ đến quyển số lớn, từ số nhỏ đến số lớn không được sử dụng cách số, cách quyển.

So sánh ngày của các nghiệp vụ đã vào sổ với ngày trên sổ giao hàng, sổ vận chuyển hàng để phát hiện các trường hợp đã bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng đơn vị chưa phản ánh vào doanh thu bán hàng.

Đối chiếu các hóa đơn bán hàng với số liệu trên sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết các tài khoản liên quan như: Sổ chi tiết tài khoản 131-Phải thu khách hàng, sổ chi

tiết tài khoản 111- Tiền mặt, tài khoản 112-Tiền gửi ngân hàng xem các số liệu có khớp đúng hay không?

Đối chiếu lượng hàng hóa tiêu thụ được phản ánh trên sổ sách kế toán với số liệu của các phòng nghiệp vụ liên quan (phòng kinh doanh, phong tiêu thụ) xem có sự sai lệch không?

Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng, sổ chi tiết doanh thu, tiến hành đối chiếu với sổ tổng hợp để phát hiện sai lệch trong hạch toán doanh thu. Trường hợp cần thiết có thể đối chiếu với số liệu của khách hàng để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu kế toán.

Kiểm tra các trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa để đổi hàng, trả lương, trả thưởng cho CB CNV, dùng đem biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ, hoặc xuất bán thu tiền mặt không hạch toán doanh thu nhằm trốn thuế. Khi kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa tiêu thụ cần chú ý nguyên tắc cân đối:

Lượng hàng tồn đầu kỳ + Lượng hàng nhập trong kỳ = Lượng hàng bán trong ky + Lượng hàng tồn cuối ky * Quản lý chi phí:

- Kiểm tra chặt chẽ việc kê khai chi phí hợp lý có phù hợp với quy định không. Cần chú ý kiểm tra một số khoản chi phí doanh nghiệp thường hạch toán sai như:

+ Chi phí khấu hao TSCĐ:

Căn cứ kiểm tra là Sổ chi tiết TSCĐ (TK 211); sổ chi tiết hao mòn TSCĐ (TK 214); sổ chi tiết các tài khoản chi phí (TK 627, 641, 642); sổ chi tiết tài khoản chi phí trả trước (TK 142); các hồ sơ tăng, giảm TSCĐ trong năm; biên bản kiểm kê tài sản; bảng tính và phân bổ khấu hao.

Phương pháp kiểm tra là: kiểm tra việc xác định nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao có đúng nguyên tắc hiện hành hay không, phát hiện những TSCĐ đã khấu hao đủ nhưng doanh nghiệp còn tiếp tục trích khấu hao để loại ra khỏi chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ vào bảng tính khấu hao của đơn vị, đối chiếu giữa tỷ lệ khấu hao đã trích với tỷ lệ quy định, phát hiện các trường hợp trích tỷ lệ khấu hao không đúng quy định.

Kiểm tra việc sử dụng TSCĐ để xác định TSCĐ không phục vụ kinh doanh mà sử dụng cho mục đích phúc lợi, công cộng nhưng đơn vị vẫn trích khấu hao hạch toán vào chi phí.

Đối chiếu giữa bảng trích khấu hao, sổ chi tiết TK 214 với sổ hạch toán chi phí để xác định đơn vị đã tính và phân bổ khấu hao vào chi phí chưa.

Kiểm tra sổ chi tiết TK 335-chi phí phải trả để phát hiện đơn vị thực hiện trích trước sửa chữa lớn TSCĐ nhưng thực tế không chi, làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ.

Kiểm tra sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung phát hiện những trường hợp mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn xác định là TSCĐ, nhưng doanh nghiệp không hạch toán tăng TSCĐ và trích khấu hao như quy định mà hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm.

+ Chi phí vật tư:

Căn cứ kiểm tra là hóa đơn mua vật tư, hàng hóa; chứng từ vận chuyển vật tư, hàng hóa; phiếu nhập, phiếu xuất vật tư; bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất; sổ chi tiết TK 152, TK 156; định mức tiêu hao vật tư; biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa đầu năm, cuối năm.

Phương pháp kiểm tra: căn cứ lượng vật tư xuất dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho để xác định mức tiêu hao vật tư thực tế trong kỳ, so sánh với định mức tiêu hao vật tư cho một sản phẩm để xác định mức tiêu hao vật tư cho hợp lý.

Kiểm tra giá mua các loại vật tư và các chi phí liên quan đến quá trình thu mua căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ, bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy sản nếu thấy cao hơn giá thị trường thì yêu cầu cơ sở phải giải trình rõ. Trường hợp cần thiết có thể đối chiếu so sánh với hóa đơn chứng từ của người bán để phát hiện xem có chênh lệch không?

Kiểm tra, phát hiện và loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế giá trị vật tư xuất dùng cho XDCB, xuất cho nhượng bán, trao đổi hàng hóa… không liên quan đến sản xuất sản phẩm và giá trị vật tư bị mất mát và hao hụt quá mức quy định.

+ Chi phí tiền lương:

Căn cứ kiểm tra là sổ chi tiết tiền lương (TK 334- phải trả công nhân viên); tài liệu xây dựng và phê duyệt đơn giá tiền lương; quyết toán quỹ tiền lương thực tế; bảng chia lương.

Phương pháp kiểm tra là dựa vào đơn giá tiền lương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được giao trong quyết định giao đơn giá tiền lương gắn với các chỉ tiêu doanh thu, tổng sản phẩm, thu nhập chịu thuế để xác định quỹ lương được trích trong năm và đối chiếu với quỹ lương thực tế của đơn vị đã trích trên bảng quyết toán quỹ

lương thực tế hay trên sổ chi tiết TK 334 để phát hiện trường hợp trích vượt quỹ lương vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Lưu ý khi kiểm tra phải loại bỏ các khoản chi phí tiền lương, tiền công không có liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm ( như tiền lương công nhân bộ phận XDCB, chế tạo TSCĐ tự chế…) hoặc tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, của thành viên sáng lập công ry mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra cần chú ý kiểm tra một số chi phí như: chi phí trích trước, chi phí trích lập dự phòng…

Việc kiểm tra chặt chẽ doanh thu và chi phí hợp lý là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế một cách đúng đắn nhằm phát hiện những trường hợp trốn thuế gây thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 74)