Kiểm tra là công tác không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để công tác kiểm tra đi vào hoạt động một cách có nề nếp và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy còn gặp không ít khó khăn từ việc ban hành đồng bộ các quy trình kiểm tra cũng như ý thức chấp hành kết luận kiểm tra của NNT có phần hạn chế song công tác kiểm tra đã góp phần vào kết quả thực hiện dự toán thu của toàn ngành.
Công tác kiểm tra được xác định là công tác trọng tâm trong công tác quản lý thuế theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp và tự quyết toán thuế, vì vậy luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các Chi cục. Điều này được thể hiện từ việc tăng cường đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đến việc trang bị công cụ làm việc, xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác kiểm tra đã đem lại những kết quả
đáng kể, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quan lý thuế góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành.
2.2.6.1. Công tác kiểm tra NNT
Tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ doanh nghiệp vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh, doanh của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Chú trọng vào các doanh nghiệp lớn, có dấu hiệu rủi ro; các doanh nghiệp có những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế, các doanh nghiệp thường xuyên lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng; các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ 2 năm trở lên; kiểm tra trước và sau hoàn thuế.; kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá theo chỉ đạo của Cục thuế, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Tập trung vào những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu nhiều như: Khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh xe máy.
- Kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế: Thực hiện Luật Quản lý thuế, kiểm tra thuế là lực lượng trực tiếp quản lý số thu NS toàn ngành theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp, tự quyết toán thuế. Thông qua chức năng kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đội kiểm tra tại Chi cục căn cứ vào hồ sơ khai thuế, sử dụng hệ thống ứng dụng phần mềm phục vụ Quản lý thuế để kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện ra những sai sót trong quá trình kê khai, quyết toán thuế để yêu cầu doanh nghiệp kê khai bổ sung, điều chỉnh đối với những hồ sơ khai sai, khai thiếu với số thuế phải nộp. Chỉ tính riêng năm 2012, Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn đã kiểm tra 4.296 hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, phát hiện 195 hồ sơ khai sai và yêu cầu điều chỉnh số tiền thuế là 1,36 tỷ đồng.
- Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện cán bộ thuế phải tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về doanh nghiệp, đề xuất giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ.
Bảng 2.10 Kết quả kểm tra tại trụ sở DN NQD
Năm Số DN kiểm tra Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng)
2010 168 1,22
2011 217 2,27
2012 352 4,57
Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành theo kế hoạch, nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra quyết toán, kiểm tra chấp hành Luật thuế. Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT được thể hiện tai Bảng 2.10