Phương hướng quản lý thuế TNDNNQD trên địa bàn Nam Đàn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 70)

3.2.1.1. Quản lý thuế TNDN NQD gắn với cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung

Việc đổi mới quản lý thuế TNDN NQD ở địa phương phải căn cứ vào hệ thống và những quy định về quản lý thuế trong điều kiện mới. Theo đó, việc quản lý thu thuế TNDN nói chung và đối với thuế TNDN NQD nói riêng cần phải dựa trên hệ thống mới. Trên cơ sở đó, cần điều chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý, quy trình - thủ tục, điều kiện kỹ thuật… cho phù hợp với hệ thống thuế mới. Mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hệ thống thuế trong thời gian tới đặt ra là:

- Thủ tục hành chính thuế được đơn giản hoá tạo điều kiện thuận lợi cho NNT; thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế được công khai để NNT biết và tham gia vào quá trình giám sát công chức thuế thực thi pháp luật thuế.

- Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT được nâng cao về chất lượng, phong phú về hình thức để NNT hiểu và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của NNT được tăng cường trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại NNT và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

- Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hiệu quả, môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp; Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế được nâng cao về năng lực chuyên môn, phảm chất đạo đức và phương pháp làm việc.

- Việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế được tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo trung thực, trong sạch.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan thuế; hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất có tính liên kết, tự động hoá cao.

3.2.1.2. Quản lý thu thuế TNDN NQD theo hướng thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý thu

Tăng cường quản lý thuế nói chung và đối với thuế TNDN NQD nói riêng cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu: Từ tổ chức bộ máy, cán bộ; phân cấp chức năng; cơ chế quản lý khu vực, quy trình, thủ tục quản lý thu thuế.

Bộ máy quản lý thu cần được đổi mới theo hướng tinh, gọn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế. Xu hướng chung khi chuyển sang hệ thống thuế mới là việc tổ chức bộ máy hỗn hợp vừa theo chức năng, vừa theo đối tượng. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

Với việc đổi mới cơ chế quản lý như vậy đòi hỏi phải đổi mới căn bản đội ngũ cán bộ theo hướng tinh thông nghiệp vụ, giỏi về tin học, có đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ mới có thể hướng dẫn được cho đối tượng, phát hiện kịp thời những sai sót. Ngoài ra, cán bộ thuế cần phải tiếp cận được những công nghệ hiện đại mà trước hết là công nghệ thông tin.

Chuyển sang hệ thống thuế mới với cơ chế quản lý thu mới đòi hỏi phải đổi mới quy trình quản lý thu thuế ở tất cả các khâu: tuyên truyền, hỗ trợ; xử lý tờ khai và kế toán thuế, cưỡng chế thu nợ thuế, tra kiểm tra thuế.

3.2.1.3. Quản lý thuế TNDN NQD ở địa phương theo hướng tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước

Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong đó việc quản lý đất nước chủ yếu bằng pháp luật. Mọi thành viên trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật về thuế quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, người thu thuế, các tình tiết vi phạm và hình thức xử lý. Vì vậy, thi hành nghiêm các pháp luật về thuế biểu hiện quyền lực của Nhà nước, quyền lực nhân dân.

Tăng cường quản lý thuế trước hết phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, đảm bảo thi hành nghiêm các luật thuế, phát huy tối đa công cụ thuế trong ngành quản lý nhà nước đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trong những thời kỳ nhất định.

Trong tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới quản lý thu thuế đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế,phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thu đúng,thu đủ, khai thác triệt để các nguồn thu đồng thời kích thích sản xuất phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.

Để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật và chính sách, quản lý thu thuế cần đổi mới theo hướng:

- Hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế

- Thực hiện dân chủ trong quản lý thuế và công khai các thủ tục hành chính thuế. Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở thi hành đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Qua quản lý thu thuế có thể kiểm soát, hướng dẫn khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những điểm mất cân đối trong nền kinh tế. Để quản lý thu thuế một cách đúng đắn, hiệu quả cần phải quán triệt các yêu cầu sau:

Một là, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không vì số thu trước mắt mà làm lụi tàn

nguồn thu lâu dài. Các biện pháp thu thuế phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu đồng thời tạo điều kiện, tạo mối trường để SXKD phát triển.

Hai là, phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đây là yêu cầu có tính nguyên tắc

trong quản lý thuế. Có thu đúng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế, tọa cho mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật. Đồng thời thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo yêu cầu của chi NSNN, phát huy tính tích cực của các sắc thuế, hạn chế chiếm dụng nguồn thu NSNN từ người nộp thuế.

Ba là, biện pháp quản lý thu thuế phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình

hình SXKD ở từng cơ sở.

Bốn là, phải tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện

pháp quản lý từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.

3.2.1.4. Tăng cường quản lý thuế TNDN NQD theo hướng hiện đại hóa

Hiện đại hóa quản lý thu thuế là một yêu cầu rất bức xúc, vừa mang tính cơ bản,lâu dài. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý như: công nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại (công nghệ mềm) vào tất cả các khâu của quản lý thu thuế: từ tổ chức bộ máy, cán bộ đến quy trình – thủ tục thu thuế.

- Trong tổ chức bộ máy và cán bộ: Việc hiện đại hóa được thực hiện từ việc tổ chức các bộ phận, các khâu quản lý phải phù hợp với chương trình quản lý hiện đại; sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quản lý; yêu cầu đối với cán bộ trong việc trang bị kiến thức và sử dụng các quy trình, thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quy trình quản lý thuế: Từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng; Xử lý tờ khai, kế toán thuế, kiểm tra; quản lý thu nợ đều thực hiện tin hóa học ứng dụng công nghệ thông tin. Hình thức phổ biến và hiệu quả trong công việc hiện đại hóa các khâu của quy trình quản lý thu là: xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về thuế và các thông tin liên quan qua trang web và các mạng máy tính; phổ biến các mẫu, biểu qua mạng; kê khai thuế qua mạng; kiểm tra qua mạng…

Tóm lại, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế TNDN NQD thì cần phải đổi mới đồng bộ các khâu trong quy trình quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 70)