Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 61)

a) Nguyên nhân khách quan

Một là, một số quy định của Luật thuế TNDN chưa theo kịp để điều chỉnh, bao

quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh, như: bán hàng đa cấp, dịch vụ thương mại điện tử, cơ chế thuế thích hợp cho các tập đoàn kinh tế; quy định tỷ lệ khống chế chi phí được trừ đối với hoạt động quảng cáo; quy định thu nhập khác không thuộc diện ưu đãi thuế; quy định về ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới nhưng không lập pháp nhân mới, chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp, quy định về chính sách thuế áp dụng đối với các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Các văn bản hướng dẫn có sự chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng, chưa sát với thực tế nên công tác thu thuế xẩy ra tình trạng chồng chéo, trái thẩm quyền dẫn đến một số lợi dụng để trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế.

Hai là, thủ tục hành chính trong quản lý thuế còn nhiều phức tạp, chưa tiết kiệm chi phí, thời gian công sức cho người nộp thuế và ngay cả với cơ quan thuế.

Ba là, Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về lý lịch

người sáng lập hoặc điều hành doanh nghiệp, không quy định cụ thể số lượng doanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặc người điều hành; không quy định cụ thể việc thẩm định vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh... nên việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực chất mới chỉ thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh nhưng chưa quản lý được doanh nghiệp sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Bốn là, tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn tương đối phổ biến vẫn

là thói quen tiêu dùng của người dân dẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh toán như mua hàng không lấy hoá đơn, hoá đơn không, khai tăng chi phí,... gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Năm là, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá của các ngành là

rất khác nhau, lại chưa có mô hình Chính phủ điện tử nên việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ chế cụ thể và ứng dụng thông tin giữa các ngành. Trình độ, khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giao dịch của doanh nghiệp và người dân mặc dù đã phát triển nhanh chóng nhưng thiếu sự thống nhất và không đồng đều dẫn đến hiệu quả còn thấp cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế.

Sáu là, hệ thống ứng dụng quản lý thuế giữa các cấp chưa đồng bộ; cơ sở dữ liệu chưa

thực sự ổn định dẫn đến gây khó khăn cho việc khai thác, tổng hợp, phân tích số liệu.

Bảy là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và người dân chưa có ý

thức làm theo Luật, tuân thủ luật một cách tự nguyện dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và Luật thuế nói riêng do thiếu hiểu biết hoặc cố ý không tuân thủ đúng pháp luật.

Tám là, con người là yếu tố quyết định sự thành công, tuy nhiên, công chức thuế,

trong tình trạng chung, chưa được cải thiện thoả đáng về thu nhập và điều kiện, môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triển nghề nghiệp còn chưa được khuyến khích thự sự thu hút nhân tài làm việc cho ngành thuế (bao gồm chính sách tuyển dụng, đề bạt, nâng lương...).

Chín là, do phải phải triển khai nhiều biện pháp ứng phó với khủng hoảng kinh tế nên chính sách thuế có nhiều thay đổi dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Mười là, tình trạng chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến quản lý

thuế trên địa bàn vẫn còn xẩy ra. Nhiều quyết định xử lý vi hành vi vi phạm về thuế không được các tổ chức và cá nhân vi phạm tuân thủ. Một số ban ngành liên quan nhưu Công an, Viện kiểm sát,... ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đển quản lý thuế trên địa bàn nên khả năng thực thi luật thuế chưa nghiêm.

b) Nguyên nhân chủ quan

Một là, do nhận thức của một số lãnh đạo, cán bộ quản lý thu thuế chưa đúng.

Do số thuế TNDN NQD chiếm tỷ trọng ít trong tổng số, không quyết định việc hoàn thành dự toán nên thường không tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Công tác chỉ đạo việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý thuế chưa thật nghiêm túc. Các đội Thuế chưa chủ động trong quản lý thu thuế, chưa tham mưu tích cực cho chính quyền các cấp và chưa phối hợp tích cực để cùng chỉ đạo làm tốt quản lý thu trên địa bàn.

Hai là, hệ thống thủ tục hành chính còn lớn, quy trình thủ tục còn chủ yếu dựa

vào phương pháp thủ công truyền thống, bên cạnh đó thái độ ứng xử của một bộ phận công chức thuế còn thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến còn gây bức xúc cho doanh nghiệp trong việc thực hịên các thủ tục hành chính thuế.

Ba là, hệ thống quy trình nghiệp vụ còn đồ sộ, phúc tạp, các thao tác chủ yếu

thủ công, năng suất lao động thấp làm mất nhiều nguồn lực của ngành thuế. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn nhiều hạn chế như các ứng dụng quản lý thuế thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình phát triển nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.

Bốn là, cơ cấu tổ chức hiện tại chưa phát huy hết những lợi ích của mô hình tổ

chức mới và còn những hạn chế như: lượng phân bổ số lượng cán bộ vào các chức năng chưa phù hợp; thiếu sự gắn kết, tập trung trong việc tổ chức hoạt động quản lý thuế giữa các cấp; vai trò của Chi cục Thuế trong việc giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan thuế cấp chi cục còn hạn chế; và thiếu nguồn nhân lực là chuyên gia hầu hết trong các lĩnh vực quản lý thuế.

Năm là, Năng lực, trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế và phương pháp làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế. Sự cạnh tranh của khu vực khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài thu hút nguồn lực có chất lượng từ ngành thuế chuển sang, đồng thời với chính sách quản lý nhân lực của ngành còn nhiều bất cập sẽ tiếp tục hạn chế khả năng nâng cao năng lực của ngành thuế. Việc đào tạo cán bộ thuế còn thiếu chiến lược dài hạn để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý tiên tiến và có trình độ chuyên môn hoá cao dẫn đến quá trình đào tạo manh mún, kém hiệu quả.

Số công chức hiện đang bố trí và sử dụng tại đội thuế đã lớn tuổi, không đủ sức khoẻ và kết quả công tác không đáp ứng được yêu cầu thực hiện Luật Quản lý thuế do năng lực, trình độ (số này chủ yếu đã là bộ đội, thanh niên xung phong đang được bố trí sử dụng tại đội thuế, có công lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước không có khả năng cập nhật, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ)

Vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý, giải quyết công việc theo kinh nghiệm mang tính chất công quyền, chưa thực sự tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế.

Sáu là, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ, sang mới (tự khai, tự nộp) đòi hỏi

thay đổi phương thức quản lý, trình độ quản lý và sự chuẩn bị về nhiều mặt như tái cấu trúc lại tổ chức, thay đổi quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý... cần có thời gian nhất định, đặc biệt thay đổi nhận thức của các công chức trong ngành thuế. Trong khi đó, vẫn còn một nhóm cán bộ không sẵn sàng, thậm chí cản trở do vấn đề về xung đột lợi ích cả nhân hoặc tư tưởng bảo thủ, không chịu trau dồi kiến thức, ngại thay đổi thói quen làm việc... Một bộ phận công chức thuế (chủ yếu tập trung ở các đội thuế lien phường xã) không theo kịp yêu cầu cải cách hiện đại hoá, năng lực trình độ yếu nhưng không tự nguyện thôi việc; một số ít cán bộ không chịu rèn luyện, vi phạm đạo đức công chức thuế, ảnh hưởng đến hình ảnh ngành thuế.

Bảy là, các chức năng quản lý tuân thủ NNT (kiểm tra, thu nợ và cưỡng chế) còn

nhiều hạn chế, hiệu lực, hiệu quả chưa cao do thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về NNT, các kỹ thuật, biện pháp kiểm tra còn yếu, kế hoạch, chương trình kiểm tra còn thiếu tập trung vào nhóm NNT, lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao, đội ngũ cán bộ kiểm tra chưa đảm bảo yêu cầu cả số lượng và chất lượng; hiệu lực cưỡng chế còn thấp do thiếu sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tác giả trình bày khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy, về công tác quản lý thu thuế TNDN NQD, thực trạng thu thuế thu nhập doanh nghiệp NQD trong 3 năm từ 2010 đến 2012 trên địa bàn huyện Nam Đàn. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn theo các chức năng quản lý thuế hiện hành. Với những nội dung chủ yếu công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế, quản lý miễn thuế, giảm thuế, Quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Luận văn cũng đã chỉ ra những hạn chế của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bản huyện Nam Đàn trong thời gian vừa qua. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến những hạn chế đã nêu.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 61)