0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Vai trò và định hướng sử dụng đất thị trấn Yên Viên theo Quy hoạch sử

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 72 -72 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.1 Vai trò và định hướng sử dụng đất thị trấn Yên Viên theo Quy hoạch sử

Căn cứ Quyết định số 2148/2008/QĐ-UB ngày 04/6/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm đến năm 2020, và một số văn bản điều chỉnh quy hoạch huyện Gia lâm của Thủ tướng Chính phủ,

Sau khi có sự kiện điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gia Lâm để thành lập quận mới Long Biên, Chính phủ và Thành phố đã có điều chỉnh một số nội dung quy hoạch cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới. Với vị trí địa lý thuận lợi, thị trấn Yên Viên vẫn được xác định là trung tâm đô thị của khu vực Bắc sông Đuống. Trên cơ sở hiện trạng đô thị sẵn có, ranh giới đất tự nhiên của thị trấn được mở rộng về 3 phía: phía bắc, Tây bắc; phía Nam, đông Nam; phía Đông bắc. Phía Tây Bắc và Tây Nam được mở rộng, lấy đất xã Yên Viên và xã Yên Thường vào mục đích phát triển mở rộng Ga Yên Viên thành Ga liên vận quốc tế, Ga lập tàu hàng. Phía Đông Nam, Đông Bắc lấy toàn bộ diện tích đất của thôn Kim Quan, thôn Cống Thôn xã Yên Viên; Khu hồ xã Yên Viên nằm lọt trong lòng thị trấn; Khu lòng hồ tam giác xã Yên Viên; Khu đất ruộng và nghĩa trang của xã Yên Viên, xã Yên Thường, xã Đình Xuyên chuyển sang mục đích đất ở mới, diện tích đất công viên cây xanh, thể thao; diện tích đất công cộng, khu ở mới. Diện tích đất ở cũ và đất công nghiệp của thị trấn Yên Viên giữ nguyên. Trong quy hoạch, thị trấn Yên Viên đóng vai trò là trung tâm đô thị của vùng bắc sông Đuống, là trung tâm đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm thương mại, dịch vụ, và là trung tâm văn hóa của khu vực. Với việc mở rộng thị trấn, thị trấn Yên Viên có cơ hội để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực. Thu hút được các nhà đầu tư vào thị trấn để phát triển thương mại - dịch vụ. Là đô thị lâu đời và tập trung các đầu mối giao thông quan trọng, nên thị trấn Yên Viên có vai trò quan trọng trong việc thu hút phát triển kinh tế - văn hóa của khu vực Bắc Đuống. Tuy nhiên ở giai

đoạn quy hoạch này vẫn chưa khắc phục được tình trạng địa giới hành chính thị trấn Yên Viên bị cài răng lược; quỹ đất cây xanh, công viên, thể thao văn hóa và vui chơi giải trí vẫn bị thiếu. Định hướng quy hoạch ở giai đoạn này vẫn chưa thể hiện được tầm nhìn chiến lược, chưa đảm bảo được các tiêu chí phát triển đô thị theo quy chuẩn xây dựng Việt nam hiện hành.

Hình 6. Quy hoạch thị trấn Yên Viên đã được điều chỉnh năm 2008

3.2.3.2 Vai trò và định hướng sử dụng đất thị trấn Yên Viên theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 - 2030 sử dụng đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 - 2030

Căn cứ quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 /7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N9, tỷ lệ 1/5000; Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỷ lệ 1/5000. Địa điểm: thị trấn Yên Viên, các xã: Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Phù Đổng - huyện Gia Lâm, các xã: Dục Tú, Xuân Canh, Mai Lâm, Đông Hội - Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội,

Khu đô thị mới nằm phía Đông Bắc trung tâm thành phố Hà Nội.

*Ranh giới:

- Phía Tây Bắc là tuyến đường nối cầu Tứ Liên với đường cao tốc Hà Hội – Thái Nguyên

- Phía Nam và Tây Nam là đường đê sông Đuống

- Phía Đông là đường Vành đai 3, qua cầu Phù Đổng - đi Lạng Sơn

- Phía Đông Bắc là phân khu đô thị GN khu vực huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm.

*Quy mô:

Tổng diện tích quy hoạch phân khu đô thị N9: khoảng 2.290ha; trong đó: + Đất xây dựng trong phạm vi dân dụng: 1969,05 ha

+ Đất xây dựng ngoài phạm vi dân dụng: 320,95 ha Dân số đến năm 2030 khoảng: 180.000 người Dân số tối đa đến năm 2050 khoảng: 200.000 người

Một lần nữa, thị trấn Yên Viên lại được thay đổi quy hoạch với định hướng sử dụng và quy mô hoàn toàn mới. Thị trấn Yên Viên được quy hoạch nằm trong

khu đô thị có quy mô lớn hơn, tập trung hơn, hiện đại hơn và với mật độ xây dựng đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn xây dựng Việt nam hiện hành, khu đô thị N9.

Định hướng sử dụng đất thị trấn Yên Viên theo quy hoạch phân khu đô thị mới được thể hiện:

Đối với đất nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hình thức kiến trúc, chất lượng sống cao; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan được kết nối hài hòa với khu vực hiện có của thị trấn, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữa giá trị văn hóa đặc trưng và đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kề, biệt thự...

Đối với đất công nghiệp, kho tàng hiện có không phù hợp với quy hoạch phân khu, sẽ được từng bước di dời đến khu vực tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, Quỹ đất sau khi di dời sẽ được thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Đối với đất an ninh quốc phòng trên địa bàn thị trấn sẽ được thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với đất nghĩa trang nghĩa địa và mộ hiện có tại khu vực không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập đến các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố.

Khai thác cảnh quan mặt nước sông Đuống tạo khu đô thị ven sông.

Trục đường Hà Huy Tập, Quốc lộ 3 - thị trấn Yên Viên là một trong những tuyến quan trọng của khu đô thị, với điểm nhìn quan trọng trên tuyến Hà Huy Tập, khu vực bên bờ sông Đuống.

Thị trấn Yên Viên mở rộng có khu công viên, văn hóa giải trí. Kết nối với hệ thống hành lang xanh sông Đuống. Phần dân cư cũ của thị trấn được cải tạo, chỉnh trang.

Giao thông đường sắt thị trấn Yên Viên được quy hoạch: tuyến đường sắt Yên Viên - Đông Anh được di chuyển ra phía ngoài đường Vành đai 3. Tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Viên được cải tạo thành tuyến đường sắt quốc gia kết hợp đường sắt đô thị ( tuyến số 1), là đường sắt đôi, khổ đường 1435 mm. Ga Yên Viên

và khu khu đề pô hiện có sẽ được mở rộng thành ga đầu mối phía Bắc với các hướng đi Lạng Sơn, Kép - Hạ Long, Lào Cai - Côn Minh và Thái Nguyên. Diện tích ga Yên Viên trong phạm vi quy hoạch khoảng 60,9ha, gồm có chức năng ga lập tàu hàng, tàu khách, đêpô sửa chữa, ga cuối tuyến đường sắt đô thị số 1 và có thể kết hợp trung tâm tiếp vận.

Đường quốc lộ 3, đoạn qua thị trấn được cải tạo mở rộng thành đường chính đô thị với mặt cắt ngang điển hình rộng 50m với 8 làn xe. Đường Hà Huy Tập được cải tạo mở rộng thành đường chính đô thị với mặt cắt ngang điển hình rộng 48m với 8 làn xe. Diện tích mở rộng thị trấn Yên Viên được bố trí các bãi xe công cộng. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại thị trấn thành trạm HOST Yên Viên, tổng đài vệ tinh cung cấp cho khu đô thị.

Hình 8. Không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị N9

Với Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, trong bản quy hoạch tổng thể, tỷ lệ trung bình, chưa thể hiện ranh giới quy hoạch các đơn vị hành chính. Trong đó, diện tích đất tự nhiên của thị trấn cũ được quy hoạch gần như giữ nguyên trạng mục đích sử dụng. Diện tích đất chuyên dùng của các cơ quan xí nghiệp được chuyển mục đích sang đất ở đô thị kết hợp thương mại hỗn hợp. Đường Hà Huy Tập được quy hoạch là trục đường chính đô thị, được tạo điểm nhấn hai bên trục đường nên được xây dựng các nhà cao tầng tạo điểm nhấn. Diện tích đất mở rộng thị trấn là đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang đất ở, đất giãn dân thấp tầng.

Với quy hoạch phân khu đô thị mới này, thị trấn Yên Viên không được coi là đô thị trung tâm của khu vực Bắc Đuống như trong quy hoạch gia đoạn 2008 - 2020, mà thị trấn Yên Viên được quy hoạch theo một khu quy hoạch riêng biệt, kết nối với các khu quy hoạch khác trong khu vực. Tuy nhiên, thị trấn Yên Viên vẫn là đô thị trung tâm, là đầu mối các tuyến giao thông quan trọng, là trung tâm văn hóa với truyền thống lịch sử lâu đời của khu vực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 72 -72 )

×