6. Cấu trúc của luận văn
2.3.3 Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2005 2012
Theo báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai năm 2005, báo cáo thống kê đất đai năm 2012, các bảng biểu thống kê đất đai hàng năm của thị trấn Yên Viên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Yên Viên hầu như không có biến
động gì. Từ năm 2005 - 2012 không có sự thay đổi về diện tích tự nhiên cũng như sự thay đổi về diện tích các loại đất.
Thị trấn Yên Viên có diện tích đất tự nhiên nhỏ, bên cạnh đó đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn (63,26 %) so với tổng diện tích tự nhiên, sau đó là đất ở đô thị ( chiếm 28.16 % ), diện tích mặt nước sông Đuống chiếm 7.38%, đất chưa sử dụng chỉ còn 1,2 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị trấn được nằm phân tán xen kẽ trong các khu dân cư thành các thửa nhỏ. Do đó thị trấn không có điều kiện để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm .
Từ những số liệu thống kê trên cho thấy hiện trạng sử dụng đất thị trấn Yên Viên từ năm 2005 đến 2012 hầu như không có biến động.
2.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thị trấn Yên Viên so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn giai đoạn 2005 – 2012.
Sau 7 năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Viên, các hoạt động thương mại trên địa bàn phát triển nhanh và mạnh, hệ thống siêu thị được mở rộng, nâng cấp hiện đại; các cơ quan doanh nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng cổ phần hóa, liên doanh, liên kết tạo sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, góp phần thức đẩy nền kinh tế của thị trấn ngày một phát triển. Các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Nhiều hộ kinh doanh hiệu quả đã thành lập các công ty tư nhân. Cụ thể: năm 2005 có 650 hộ kinh doanh cá thể, 50 công ty TNHH và DNTN, đến năm 2009 có 400 hộ kinh doanh cá thể, 90 công ty TNHH. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng bình quân 12,5% hàng năm (chỉ tiêu đề ra là 13% - 14,5% năm), trong đó công nghiệp xây dựng cơ bản tăng bình quân 11,7% (chỉ tiêu hàng năm là 10,5 – 11,5 %). Thương mại – dịch vụ - vận tải tăng bình quân 15% ( chỉ tiêu hàng năm là 15 – 16,5%). Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đến năm 2009 đạt 131,5 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Thương mại – Dịch vụ - Vận tải, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2009 chiếm 34% ( năm 2005 chiếm 42%); tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ - vận tải năm 2009 chiếm 66% ( năm 2005 chiếm 58%).
Giới thiệu việc làm cho lao động trong và ngoài địa bàn hàng năm được trên 200 người. Thu nhập bình quân đầu người từ 6,2 triệu đồng năm 2005 lên 9 triệu đồng năm 2009. Số hộ có nhà cao tầng chiếm 78%
Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Năm 2004, tổng thu thuế được: 1 tỷ 880 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Năm 2010, tổng thu thuế đạt 5 tỷ 077 triệu đồng, đạt 109% kế hoạch, tăng hơn so với năm 2004 là 3 tỷ 197 triệu đồng ( gấp 2,7 lần so với năm 2004 ).
Năm 2005 nhân dân vay vốn sản xuất kinh doanh trên 25 tỷ đồng. Năm 2009 tổng số vốn vay trong nhân dân của các ngân hàng đóng trên địa bàn phục vụ sản xuất – kinh doanh đạt trên 100 tỷ đồng, trong đó số vốn cho sản xuất cơ khí, may mặc, da giầy khoảng 2 tỷ đồng; vốn cho kinh doanh dịch vụ khoảng 45 tỷ đồng; vốn cho vận tải hàng hóa – dịch vụ khoảng 30 tỷ đồng.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong 5 năm qua luôn được Huyện Gia Lâm quan tâm và đầu tư, xây dựng nhiều công trình phục vụ đời sống của nhân dân. Đến nay đều cơ bản hoàn thành các mục tiêu nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ thị trấn đề ra. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trên 100 tỷ đồng.
Những thành tựu quan trọng đã đạt được trong 5 năm giai đoạn 2005 – 2010 là: - Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang được hệ thống vỉa hè, cống thoát nước dọc tuyến quốc lộ 1A ( đường Hà Huy Tập ) dài trên 3km theo tiêu chuẩn đô thị.
- Xây dựng mới Trụ sở làm việc của Đảng Ủy – HĐND – UBND cùng các ban ngành, khang trang, rộng hơn, đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa – chính trị, cộng đồng của nhân dân thị trấn.
- Hoàn thành xây dựng được 7/9 nhà văn hóa cho các tổ dân phố - Xây dựng lại Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
- Rải nhựa được tuyến đường Hà Huy Tập qua địa bàn thị trấn.
- Nâng cấp, hạ ngầm đường điện cao thế trên một số tuyến của thị trấn
Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa hàng năm tăng, luôn đạt ở mức 89- hơn 90% (năm 2000 – 2005 đạt ở mức 80 – 85%). Hệ thống đài truyền thanh được nâng cấp. Phong
trào thể dục thể thao, văn nghệ được phát triển rộng khắp. Nhiều câu lạc bộ văn nghệ - thể thao được thành lập như các câu lạc bộ của hội cựu chiến binh, Cựu TNXP, Hội phụ nữ. Câu lạc bộ thể thao cầu lông, xe đạp, bóng đá, dưỡng sinh... thu hút được nhiều hội viên tham gia. Nâng tỷ lệ người người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên từ 20% năm 2005 lên 32% năm 2010.
Từ hiện trạng sử dụng đất và những kết quả đã đạt được sau 7 năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của thị trấn, ta nhận thấy: Thị trấn Yên Viên có đặc thù là đô thị hình dẹt, mỏng, chủ yếu bám hai mặt trục đường quốc lộ 1A, có nhiều khu vực bị xen canh, cài răng lược, phân mảnh. Thị trấn Yên Viên hầu như không có quỹ đất dự phòng cho xây dựng các công trình công cộng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư, không có quỹ đất để phát triển kinh tế trọng điểm, thu hút các nhà đầu tư vào thị trấn. Nên dù là đô thị được hình thành trên 50 năm, đã từng là trung tâm đô thị phát triển bậc nhất của Vùng Kinh Bắc, nhưng đến nay lại là đô thị có sự phát triển chậm nhất so với các đơn vị lân cận như thị trấn Từ Sơn, thuộc Bắc Ninh (nay là phường Đông Ngàn). Mặt khác, do vị trí địa lý của thị trấn Yên Viên nằm ở vùng rìa của các đô thị trung tâm như Thủ đô Hà Nội với Bắc Ninh hay Đông Anh nên dù là cửa ngõ của các tuyến đường giao thông quan trọng như cảng đường Sông; Đường bộ với quốc lộ 1A nối Hà Nội với Lạng Sơn, Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, cùng quốc lộ 5 nối với Hải Phòng;với Ga Yên Viên, là ga liên vận Quốc tế nhưng thị trấn Yên Viên chưa phát triển thành trung tâm giao thương, thương mại của vùng.
Sau 7 năm phát triển, tuy thị trấn Yên Viên chưa thể chuyển mình thành đô thị hiện đại, sầm uốt như các đô thị lân cận nhưng với sự nỗ lực cố gắng của Cán bộ và nhân dân thị trấn Yên Viên, Trong giai đoạn này, thị trấn Yên Viên đã có những thay đổi bộ mặt đáng kể, như: cảnh quan trục đường Hà Huy Tập, là trục đường chính của thị trấn Yên Viên đã thay đổi, khang trang sạch đẹp, thu hút được nhiều các nhà đầu tư kinh doanh thương mại dịch vụ. Cùng với trụ sở làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới, to đẹp hơn, đã thể hiện được bề thế của chính quyền địa phương, thuận tiện hơn cho nhân dân đến liên hệ và làm các thủ tục
hành chính. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn cũng được đầu tư, đảm bảo nhu cầu sống và sinh hoạt của người dân thị trấn, như: Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống truyền hình cáp, internet, hệ thống điện chiếu sáng, điện dân dụng, hệ thống các trục đường nội bộ đều được đầu tư. Các trung tâm thương mại cũng được đầu tư, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, mua sắm của nhân dân thị trấn và dân cư các xã lân cận. Và gần đây nhất là đang được đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống nước sạch cho nhân dân thị trấn và nhân dân trong khu vực Bắc Đuống. Đời sống nhân dân thị trấn ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, đời sống văn hóa - xã hội của người dân thị trấn cũng được nâng cao hơn hẳn với các đơn vị hành chính giáp ranh như các xã Yên Viên, Đình Xuyên, Yên Thường...Tuy nhiên, tại thời điểm này, thị trấn Yên Viên có thể coi là đô thị trung tâm của vùng Bắc sông Đuống, nhưng lại không có không gian sinh hoạt công cộng, không có công viên, vườn hoa hay sân vận động, các nhà văn hóa lớn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân thị trấn và cư dân ở các vùng lân cận.
Bộ mặt của thị trấn Yên Viên có thay đổi, hiện đại hơn, song từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn, ta nhận thấy những bất cập dẫn đến sự kém phát triển hơn so với các đô thị được hình thành cùng thời điểm thậm chí là sau thời điểm với thị trấn. Cụ thể:
Thị trấn Yên Viên là đô thị hình thành từ lâu đời (hơn 50 năm). Quỹ đất tự nhiên không lớn, hiện đã được sử dụng gần hết vào các mục đích chính như đất ở đô thị và đất chuyên dùng của các tổ chức. Do đó, không có quỹ đất để quy hoạch các trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng, không thu hút được đầu tư vào thị trấn, không có đất để quy hoạch và đầu tư trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ các mục đích phúc lợi xã hội. Nên dù thị trấn Yên Viên sở hữu nhiều đầu mối giao thông quan trọng cũng không khai thác được tiềm năng thế mạnh từ lĩnh vực này. Dù có sự nỗ lực cố gắng của Các cán bộ, lãnh đạo thị trấn qua từng thời kỳ, cùng với sự ủng hộ phấn đấu của nhân dân thị trấn trong nhiều năm thì thị trấn Yên Viên
vẫn sẽ là đô thị già cỗi và nhanh chóng tụt hậu so với các đơn vị hành chính trong khu vực.