Vũ Ngọc Bội (2003) nghiên cứu về protease của Bacillus subtilis S5. Protease
B. subtilis S5 có pHopt = 6,0 ÷ 6,5; topt = 55oC và không bền ở nhiệt độ từ 60oC trở lên. Tác giả đã sử dụng protease B. subtilis S5 trong thủy phân cá cơm để sản xuất nƣớc mắm ngắn ngày [7], [8]; sử dụng protease này với chế độ hoạt động (E/S = 0,3%, to = 50oC, pH tự nhiên của cá) để thủy phân cá mối [4], [5], [6].
Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng (2009) nghiên cứu thủy phân đầu cá ngừ vây vàng để sản xuất sản phẩm thủy phân protein ứng dụng trong việc sản xuất thức ăn cho tôm và trong sản xuất nƣớc mắm, điều kiện hoạt động của Protamex là E/S = 0,5%, W/NL = 1/1, to = 45oC và tg = 2 giờ [22].
Nguyễn Văn Lệ (1996) nghiên cứu về protease đầu tôm cho thấy khi tách protease đầu tôm qua cột lọc gel sephadex G-75 thu đƣợc hai protease có nhiệt độ thích hợp ở 50oC, 60oC và pH thích hợp tƣơng ứng là 8,5 và 7,5. Tác giả còn cho thấy có thể sử dụng protease đầu tôm trong thủy phân thu bột đạm từ phế liệu đầu tôm và ứng dụng trong thủy phân cá [25].
Đỗ Văn Ninh (2004) nghiên cứu về protease thu nhận từ nội tạng cá và gan mực cho thấy chế phẩm protease thu đƣợc từ nội tạng cá và gan mực là một hỗn hợp gồm nhiều protease có nhiệt độ thích hợp từ 50 ÷ 55oC và hoàn toàn có thể sử dụng protease này trong thủy phân cơ thịt cá để sản xuất dịch đạm thủy phân ứng dụng trong sản xuất pasta cá cũng nhƣ bột dinh dƣỡng [31].
Phần tổng quan chỉ ra rằng:
+ Cá nục gai là đối tượng thích hợp cho nghiên cứu của đề tài.
+ Thủy phân protein cá nục gai nên sử dụng phương pháp thủy phân bằng enzyme vì phương pháp này thu được sản phẩm có chất lượng tốt, ít biến đổi và dễ dàng kiểm soát quá trình thủy phân cũng như vô hoạt hóa enzyme.
+ Sử dụng các enzyme protease xúc tác khác nhau thì hiệu quả quá trình thủy phân protein cũng khác nhau. Vì vậy, đề tài của luận văn tập trung nghiên cứu sử dụng đơn lẻ hay kết hợp giữa endopeptidase và exopeptidase nhằm lựa chọn được hệ enzyme protease thích hợp để thủy phân protein cá nục gai đạt hiệu quả cao.
+ Hoạt độ của enzyme protease phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, sau khi tìm được hệ protease thích hợp cho quá trình thủy phân protein cá nục gai, cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thủy phân như: nhiệt độ, tỷ lệ enzyme so với cơ chất, thời gian. Kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước ở tài liệu [22], [75], [80], [89], đề tài cố định tỷ lệ nước so với nguyên liệu là 1/1.
+ Các nghiên cứu về thủy phân protein sinh vật biển nói chung và protein cá nục nói riêng của các tác giả đi trước chủ yếu đánh giá hiệu quả thủy phân bởi độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ hoặc khả năng chống oxy hóa của các peptide, chưa có đề tài nào nghiên cứu thu dịch đạm hòa tan giàu acid amine.
CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU