3. Mục tiêu chủ yếu của giáo dục và thi cử là làm quan Người ta
2.1.2 Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta:
Mục tiêu tổng quát của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta đã được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự báo:
“Đến năm 2020 căn bản hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp…” [2,5].
Cụ thể: lao động sử dụng máy móc là chủ yếu để thay thế lao động thủ công trên cơ sở điện khớ hoỏ về cơ bản. Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có khả năng nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ. Đại hội cũng chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là:
- Phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong đó lực lượng sản xuất phải đạt được trình độ tương đối hiện đại, hoàn thành cơ bản về cơ khí hoá và điện khớ hoỏ nền kinh tế quốc dân, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
- Phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng những thế hệ con người Việt Nam có đủ bản lĩnh, phẩm chất, và năng lực đảm đương xuất sắc sứ mệnh lịch sử ngày nay. Trong đó đặc biệt chú trọng:
“Phỏt triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ tài đức, có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” [2,6]
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương khoá VII của Đảng cũng đã định rõ: “Phải lấy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững, lấy khoa học công nghệ làm động lực phát triển, nhằm thực hiện chủ trương đi trước đón đầu” [2,7] tăng tốc độ phát
triển đất nước. Đó cũng chính là phương châm và bước đi tất yếu trong tình hình thực tế hiện nay khi tính toỏn một cách đầy đủ các yếu tố chủ quan và khách quan của đất nước và thế giới. Rõ ràng là: ở trình độ sản xuất còn lạc hậu, nghèo nàn, dân trí thấp thì không thể đẩy nhanh, đẩy mạnh qỳa trỡnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được. Nhưng nếu biết xác định đúng ngành mũi nhọn, biết đầu tư mạnh dạn, tạo sức bật mạnh ở những khâu then chốt của nền kinh tế; nghĩa là trên bình diện chung của nền kinh tế, cần tạo ra được những bước nhẩy vọt cần thiết có khả năng, kích thích và hỗ trợ quá trình chung của sự phát triển thì có khả năng đưa toàn bộ nền kinh tế tiến nhanh hơn.
Chóng ta nhấn mạnh sự tất yếu của sự phát triển đó, bởi lẽ trong nhịp độ phát triển chung của kinh tế thế giới, và xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng thì nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế nước ta ngày càng lớn. Vì vậy không có con đường nào khác mà phải biết “đi tắt đón đầu”.
Khi hạ quyết tâm chiến lược này. Đảng ta rất tin ở phép mầu nhiệm của mình. Đó là sự “hoỏ thõn” của con người Việt Nam trong quá khứ. Những người đã từng tay không dựng nên cơ đồ, đã từng biết lấy Ýt thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, tạo nên những thần kỳ trong lịch sử rất vẻ vang của mình.
Vậy, vấn đề đặt ra ở mục tiếp theo là cần làm sáng tỏ luận điểm đó của Nghị quyết Đảng trên cơ sở xem xét một cách trung thực khách quan và biện chứng những đặc điểm truyền thống của người Việt Nam và những sự biến đổi của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.