Xóm làng Việt Nam hình thành từ rất sớm, muộn nhất là cùng

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 44)

với sự ra đời của nông nghiệp lúa nước. Từ thời Văn Lang, các xóm làng đã giữ địa vị đơn vị kinh tế xã hội cơ sở mang tính phổ biến. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, địa vị đó của xóm làng càng được củng cố và là cơ sở cho cuộc đấu tranh bảo tồn di sản và bản sắc văn hóa, đồng thời là nơi tập hợp lực lượng dấy lên những cuộc khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ, giải phóng đất nước. Bước sang thời kỳ độc lập từ thế kỷ X, xóm làng dần dần trở thành những đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước.

Nói chung ở phương Đông, như nhận xét của C.Mỏc về xã hội Ên Độ cổ truyền, Nhà nước chuyên chế đã được dựng trên một hệ thống làng xã như vậy. Tất nhiên không thể hiểu nhà nước phong kiến Việt Nam như nhà nước Ên Độ trung đại, nhưng dầu sao thì làng hay làng xã với cái mẫu xa xưa của nó vẫn luôn luôn là đơn vị hành chính và kinh tế - xã hội cơ sở của nhà nước Trung ương tập quyền. Làng và chủ yếu là làng nông nghiệp cổ truyền tồn tại bền vững như những mô hình mẫu cho tất cả những cộng đồng hình thành trong các thế kỷ độc lập, tự chủ, dù là điền trang của quý tộc thời Trần hay là Êp, lý doanh điền thời Nguyễn. Cho đến đầu thế kỷ XIX, chính vua Gia Long cũng thừa nhận: "Nước là hợp các làng mà thành. Từ làng đến nước, dạy dân mến tục, vương chính lấy làng làm trước"[6.3]. Củng cố làng tức là củng cố nước, làng - nước trở thành một thứ thuật ngữ biểu đạt quốc gia. Cuộc sống làng xã chi phối cuộc sống của mọi người dần Việt Nam. Có thể nói: tỉnh, phủ, huyện là của Nhà nước, của giai cấp thống trị, còn làng là của dân, mà "sống ở làng, sang ở nước".

Do sự phát triển chậm chạp và hạn chế của công thương nghiệp nên làng chi phối cả đô thị. Hãy bỏ qua những đô thị nhất thời như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà v.v..., Thăng Long là đô thị xuất hiện từ thế kỷ XI với tư cách trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa lâu dài của cả nước; thế nhưng bản thân nó cũng được chia thành huyện - phường. Phường ở đây chẳng qua là một cách gọi khác của làng, một loại làng có Ýt nhiều cơ sở thủ công, thương nghiệp. Cho đến thế kỷ XIX, sinh hoạt làng xã vẫn chen vào sinh hoạt của phố, phường Thăng Long. Có lẽ do tính chặt chẽ của làng mà người thợ thủ công ở các phường Thăng Long chưa tạo nên được một quy chế phường hội như kiểu ở phương Tây trong thời trung đại. Sang thế kỷ XIX, khi các đô thị suy tàn, làng lại bao trùm lên tất cả và tạo thành một quá trình tái nông thôn hóa một số đô thị.

Sù chi phối của làng xóm càng làm cho tính tự túc tự cấp thêm vững chắc. Đến như các sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng mang nặng tính

làng xã. Một lễ hội , dù thuộc loại "quốc tế", trước hết cũng là của một làng hay một liên làng nhất định, sau đó mới là của khu vực, của cả nước.

Mồng 7 hội Khám, mồng 8 hội Dâu Mồng 9 đâu đâu cũng về hội Gióng

Làng chi phối cả thủ công nghiệp và thương nghiệp. Người thợ thủ công không chạy ra các tụ điểm ven ngã tư đường để dựng nên các thị trấn như phương Tây trung đại mà ở lại làng quê hương, vừa làm thủ công vừa làm nông nghiệp. Họ vẫn là dân làng, hoặc làng thủ công như làng Bát Tràng, làng Thổ Hà, làng Hương Canh, làng Nho Lâm v.v... hoặc làng buôn như làng Phù Lưu, làng Đa ngưu, làng Báo đáp, làng Đan Loan v.v...

Do yêu cầu liên kết để đắp đê, làm thủy lợi, để giao lưu văn hóa, nhất là để chống ngoại xâm, giữ làng giữ nước, làng Việt Nam không hoàn toàn cô lập và mang tính khép kín nặng nề. Trái lại giữa các làng hình thành những quan hệ liên làng, quan hệ kết nghĩa, từng cụm làng hình thành những chu kỳ họp chợ bảo đảm trong vùng ngày nào cũng có phiên chợ... Thiết chế xóm làng đó cũng đã tạo nên tính bền vững của xã hội, củng cố nhiều quan hệ cộng đồng tốt đẹp và là nền tảng của nền văn hóa dân gian Việt Nam. Nhưng sự bảo tồn lâu dài và sù chi phối của thiết chế xóm làng với kết cấu kinh tế - xã hội cộng đồng của nó, đến một bước phát triển nào đó cũng gây ra những di hại cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w