Bản thân đời sống nông dân không chỉ bị chi phối bởi cộng đồng

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 53)

gia đình và xóm làng, mà còn chịu tác động và ảnh hưởng của thiết chế chính trị của chế độ quân chủ tập quyền với hệ thống pháp luật và hệ tư tưởng của nó.

Nhà nước Việt Nam theo thể chế quân chủ đã hình thành rất sớm, từ khi dựng nước nghĩa là từ khi xuất hiện hình thái nhà nước đầu tiên. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhà nước đó ngày càng được hoàn thiện, tăng cường củng cố về hệ thống tổ chức và quy chế vận hành.

Nhà nước quân chủ tập quyền Việt Nam trong thời kỳ phát triển và thịnh đạt của các vương triều, đã giữ vai trò rất quan trọng trong công việc xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất, quản lý đất nước về mọi mặt, trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Nhà nước đó cũng đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập và phát huy nhiều đặc điểm truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong cuộc sống, con người Việt Nam không chỉ chịu tác động thường xuyên và mạnh mẽ của môi trường sống nhỏ hẹp của các cộng đồng xóm làng, mà còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các thiết chế nhà nước. Nghĩa vụ đi lính, đi lao dịch, nộp thuế, học hành thi cử v.v... đã buộc người

nông dân ở xóm làng phải nghĩ đến những điều vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng nhỏ bé của mình.

Khác với các nhà nước phong kiến các nước châu Âu mà thành phần quan chức chủ yếu là quý tộc lãnh chúa, khác với Ên Độ, nơi mà tầng lớp (đẳng cấp) Ksatrya nắm mọi quyền hành chính trị, quân sự và là một đẳng cấp đóng kín ... Ở Việt Nam ngay từ sớm, tầng lớp thống trị là một giai tầng xã hội "mở".

Trong thời Lý và đầu Trần, chế độ quân chủ mang tính chất quý tộc và dựa chủ yếu vào Phật giáo. Nhưng trong thời kỳ này, từ thế kỷ XI, chế độ giáo dục và thi cử theo mô hình Nho giáo cũng đã được tổ chức và một số Nho sĩ cũng đã được tham gia chính quyền, kể cả một số chức vụ trọng yếu của vương triều Trung ương. Sang thế kỷ XV, chế độ quân chủ chuyển dần sang mô hình Nho giáo và hệ tư tưởng Nho giáo được nâng lên địa vị quốc giáo.

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 53)