Trong tổ chức cộng đồng và thiết chế của làng xã, giữ vai trò quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 46)

quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

Những cộng đồng và thiết chế nói trên tuy bảo tồn lâu dài trong xã hội có giai cấp trải qua nhiều biến chuyển, nhưng lại tồn tại chằng chéo với những tàn dư của xã hội nguyên thủy, tạo thành những sợi tơ tằm đan xen nhau bảo vệ sự bền vững của làng xóm. Ở đây, như nhiều người đã ca ngợi, có người tìm thấy "tổ Êm gia đình", "tình cảm quê hương", "nghĩa bạn bè",

"tính cộng đồng"... đúng là "tình làng, nghĩa xóm". Đó là những điều cực kỳ quý giá đối với con người, làm cho con người không bao giờ cảm thấy bơ vơ, cô độc, Ýt nhiều có được một sự đùm bọc của những người thân (theo nghĩa rộng). Trong lúc vào những lúc khó khăn, đói kém, dù vương triều có quan tâm cứu giúp thỡ "cỏi ơn mưa móc" đú đó họa hoằn, lại nhiều khi không đến "người dân đen". Trong lúc đó, ý thức nhường cơm, xẻ áo là ý thức chung của cộng đồng. Hàng loạt kho xã thương hay nghĩa thương ra đời vào thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX là một dẫn chứng. Tuy nhiên, do bản thân các thiết chế xã hội nói trên là sản phẩm của một trạng thái tĩnh tương đối lâu đời của cộng đồng làng xã, giờ đây được duy trì và gìn giữ lâu dài trong mét khung cảnh xã hội hầu như không thay đổi về bản chất kinh tế - xã hội, nờn chỳng đó tác động không nhỏ đến con người. Trong lúc đó, nhà nước quân chủ trong làng thế kỷ tồn tại vẫn không thể nào trực tiếp quản lý chặt được làng, vẫn phải coi làng xã là đơn vị hành chính đồng thời là đơn vị kinh tế - xã hội với quyền tự trị tương đối.

Trước hết, nó đóng khung con người lại trong một không gian hẹp, hạn chế tầm suy nghĩ của con người. Mỗi người dân làng khó có thể nghĩ đến một cái gì cao xa vượt ra ngoài những nhu cầu hạn hẹp, đơn giản của làng mình, nếu như bản thân họ chỉ sống ở làng. Vào thế kỷ XVIII, khi kinh tế hàng hóa đã phát triển, một số đô thị, thương cảng đã ra đời và một số luồng buôn bán xa đã hình thành, người nông dân có Ýt nhiều tham gia buôn bán mới dám ước mơ: "Làm trai cho đỏng nờn trai, Phỳ Xuõn phải trải Đồng Nai phải từng".

Hơn nữa, những điều họ suy nghĩ được cũng chủ yếu phục vụ dân làng, củng cố vị trí của làng mình. Những quan hệ cộng đồng quá chặt chẽ và chồng chéo trong làng làm cho họ mất đi cái "cá nhân" vì họ chỉ có ý nghĩa khi là thành viên của một dòng họ, một giáp, một làng. Trong tính tích cực của cộng đồng lại chứa đựng mặt hạn chế và tiêu cực là quan hệ cộng đồng bao trùm và chi phối tất cả, con người chỉ được chấp nhận và

bảo vệ khi là thành viên của cộng đồng và làm tròn nghĩa vụ đối với cộng đồng, con người cá nhân không bao giờ được coi là một thực thể độc lập.

Tình trạng đó hạn chế sự phát triển tính cách của cá nhân và có khi kìm hãm sự sáng tạo của con người khi nó vượt quá quan niệm chung của cộng đồng và lệ làng. Đến một trình độ phát triển nào đó của kinh tế hàng hóa và ý thức cá nhân, hạn chế này dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng. Tình trạng này đã bộc lộ khỏ rừ trong cuộc sống hiện nay. Một mặt, con người Việt Nam vẫn quý mến và trân trọng tình cảm cộng đồng, đi xa vẫn nhớ về quê hương, làng xóm và lâu lâu muốn về thăm quê, ở đâu cũng muốn lập hội đồng hương theo cấp tỉnh, huyện, có khi cấp xã và duy trì những hoạt động tương thân tương ái. Những mỗi khi có va chạm hay xung đột về quyền lợi, địa vị thì tính cộng đồng tỏ ra rất mong manh và lập tức bị tan vỡ, nhường chỗ cho những hành vi và mưu toan cá nhân nhưng lại nấp dưới danh nghĩa cộng đồng.

Tác động qua lại giữ làng xóm - con người và con người - làng xóm trong tổ chức cộng đồng của nó, càng làm tăng thêm sự tách biệt giữa các làng xã. Dĩ nhiên, làng xã Việt Nam không hoàn toàn khép kín như công xã nông thôn một số nước phương Đông khác. Giữa các làng có những mối quan hệ với nhau trong vùng mang tớnh liờn làng và quan hệ với nước trong quan niệm "làng - nước", "tình làng nghĩa nước". Kết quả nghiên cứu địa bạ năm 1805 của 5 huyện thuộc tỉnh Hà Đông cũ cho thấy số "phụ canh" tức chủ sở hữu là người làng khác nhưng có ruộng đất tư hữu trên địa phận làng này, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Số chủ sở hữu phụ canh đó chiếm 21,26% tổng diện tích tư điền và 29,01% tổng số chủ sở hữu ruộng đất [7.3]. Như vậy là làng, Ýt nhất từ thế kỷ XVIII - XIX, không có địa vực mang tính lãnh thổ biệt lập, bất khả xâm phạm đối với những làng khác.

Đặc biệt đứng trước nạn xâm lược của nước ngoài, tinh thần đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ và làng - nước kết thành một khối trong

tư tưởng và chiến lược truyền thống "giữ làng giữ nước". Trên cơ sở đó, có nhà khoa học đã coi làng là "pháo đài xanh giữ nước của Việt Nam" và có biết bao nhiêu tấm gương về "làng chiến đấu" tiêu biểu. Nhưng rồi khi hòa bình trở lại, cuộc sống cũng trở lại như cũ, con người trở về với những gì đã có của mình nếu như không có dịp nhắc nhở nhau nhớ lại cái thời oanh liệt xưa thông qua các chuyện kể dân gian như trường hợp "người lính già đầu bạc kể mãi chuyện Nguyễn Phong" và các đền thờ cùng lễ hội tôn sùng những người anh hùng.

Do đó, làng xã vẫn mang trong cuộc sống cộng đồng của nó tư tưởng địa phương, cục bộ và có khi coi là lệ làng hơn phép nước, đặc biệt là khi phép nước động chạm đến những lợi Ých thiết thân của làng. Làng Êp ở Nam Bộ dự cú thoỏng đạt hơn cũng không tránh khỏi tính cục bộ địa phương Êy. Sử biên niên còn ghi lại nhiều hiện tượng tranh chấp ruộng đất, đỡnh chựa, Thành hoàng ... giữa các làng, có khi dẫn đến kiện cáo, xung đột. Lệ phạt đuổi ra khỏi làng và sự phân biệt đối xử khắt khe với "người ngụ cư" biểu thị khá rõ nét tính cục bộ nặng nề của làng xã.

Ngay cả khi những quan hệ hàng hóa - tiền tệ được mở rộng, hình thành các chợ làng, chợ huyện, con người mở cửa làng giao lưu với những đồng bào của mình ở các làng xung quanh. Cùng với hiện tượng đú, cỏc lễ hội có tính khu vực hay quốc gia cũng là dịp gia tăng sự giao lưu văn hóa giữa các làng, làm cho làng "mở" hơn. Lý ra, sự kiện đó làm cho đầu óc con người trở nên phóng khoáng hơn, rộng rãi hơn, nhưng tính cục bộ vẫn được bảo tồn với quan niệm ta và họ. Ta ở đây không phải là cái tôi cá thể mà là cái tôi làng xã. Họ đây đồng nghĩa với thiên hạ, người làng khác. Từ chỗ phân biệt ta - họ đến chỗ đối lập ta - họ.

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Trâu ta ăn cỏ đồng ta

Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm

Tất nhiên dự cú xấu cũng là mình và điều đó không phải không có ý nghĩa nếu như không xuất phát từ tư tưởng đối lập kiểu:

Khôn ngoan ở đất nhà bay

Dù che ngựa cưỡi đến đây cũng hèn.

Trong quan niệm cổ truyền, con người thích sống ở làng mỡnh vỡ rời làng ra đi nếu không phải để làm quan thì bị coi như một sự việc bất đắc dĩ, chẳng hay ho gỡ cỏi cảnh "tha phương cầu thực". Bám lấy làng mà sống (với cả nghĩa tốt lẫn nghĩa xấu), muốn vậy phải từ bỏ những suy nghĩ cá nhân và chấp nhận những phong tục, tập quán truyền thống của làng. Các thiết chế giáp, họ và đặc biệt là hương ước góp sức cho điều đó. Phải biết đồng nhất lợi Ých cá nhân với lợi Ých của làng, phải tôn trọng những gì làng đã khẳng định trong hương ước. Và như trên đã nói, đôi khi phải đặt lợi Ých của làng lên trên lợi Ých của nước. Điều này nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc phát triển quá mức thì sẽ dẫn đến chỗ xem thường "phép nước", một thứ quan niệm gần như "vô chính phủ".

Sự phổ biến của hương ước có phần tích cực, nhưng trong điều kiện kiểm soát yếu ít của nhà nước lại dẫn đến chỗ làm cho con người không biết đến quốc luật hoặc không quan tâm đến pháp luật. Tư tưởng pháp chế của giai cấp thống trị cú lỳc rất phát triển như thời Lờ Thỏnh Tụng với công việc tập đại thành các luật lệ của vương triều, xây dựng thành bộ Luật Hồng Đức khá hoàn chỉnh và tiến bộ. Nhưng tư tưởng pháp chế đú rỏt khú thâm nhập vào con người Việt Nam ở làng quê đương thời dù cho Lờ Thỏnh Tụng đó từng soạn Hai mươi bốn điều giáo huấn để truyền bá rộng rãi quan niệm đạo lý và pháp luật của Nhà nước trong làng xã. Một quốc gia thống nhất và văn minh nhất thiết phải có kỷ cương, phép nước nghiêm

minh và được tôn trọng, thực thi trong cả nước. Tính cục bé trong lệ làng có khi đi trái với khuynh hướng phát triển đó.

Trong làng xã, thiết chế họ cũng phát huy tác dụng. Quan hệ họ hàng là một thứ quan hệ huyết thống có cội nguồn sâu xa và ăn sâu vào tiềm thức con người:

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã. - Đắng cay cũng thể ruột rà

Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Từ đó dẫn đến chỗ "nặng tình, nhẹ lý", "chín bỏ làm mười" và đó là cơ sở của tình trạng "một người làm quan cả họ được nhờ". Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh ở xa làng, người ta buộc phải "bán anh em xa, mua láng giềng gần" để sống với những người láng giềng mới.

Khi sự phân hóa xã hội trong làng xã đã phát triển thì từ quan hệ họ hàng và đẳng cấp của thiết chế làng xã lại đẻ ra tệ nạn cường hào và cảnh lợi dụng của công để ăn uống xa hoa chốn đình trung. Tình trạng này được phản ánh khá đậm nét trong các bộ sử biên niên và trong văn hóa dân gian thời cuối Lê sang Nguyễn với biết bao nhiêu thủ đoạn vừa trắng trợn vừa tinh vi. Những kẻ có thế lực thường liên kết với nhau trong quan hệ bà con họ hàng để thao túng mọi hoạt động của làng xã và nhân danh quản lý cộng đồng để thâu tóm quyền lợi, "chiếm công vi tư" và ức hiếp, đè nén dân nghèo. Thế kỷ XIX, Nguyễn Công Trứ đã từng nhận xét: "Cái hại quan lại là một, hai phần mười, cái hại cường hào đến tỏm, chín phần mười, bởi vì... cái hại cường hào, nó làm cho con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa, giết cả tính mạng người ta, hết cả gia tài người ta mà việc không lộ cho nên cứ công nhiên khụng kiờng sợ gì" [8.3]. Những tệ nạn này không những làm tha hóa một số người mà còn gây ảnh hưởng xấu đến nhiều truyền thống của làng xã.

Nói đến làng, không thể không nói đến tác động của tín ngưỡng Thành hoàng. Thành hoàng là một vị thần bảo hộ của làng vừa có ý nghĩa cộng đồng vừa có ý nghĩa cá nhân. Cũng như các thiết chế xã hội nói trên, tín ngưỡng Thành hoàng tượng trưng cho sự thống nhất vận mệnh chung của làng, sự thống nhất ý thức cộng đồng. Có lẽ vì thế, ban đầu và phần lớn Thành hoàng là những người có công với đất nước, với làng, những vị tổ khai canh. Tự hào về vị thần bảo hộ làng, mỗi con người tự thấy gắn bó với quê hương hơn, ý thức sâu sắc về việc bảo vệ quê hương và nảy sinh ý thức giữ mình trong sạch vì đó là danh dự của làng.

Nhưng rồi số làng ngày càng tăng lên trong lúc cuộc sống tâm linh của con người không có thay đổi đáng kể. Hơn thế nữa, cuộc sống trong những thế kỷ XVII - XVIII trở nên bấp bênh trước những biến động kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Và thế là số lượng Thành hoàng bỗng tăng lên. Một làng không chỉ có một mà có hai ba, có khi đến bốn, năm Thành hoàng khác nhau. Nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên cho biết, trong thời Pháp thuộc, tỉnh Bắc Ninh có 595 làng nhưng lại thờ 770 vị Thành hoàng, trong đó 496 là nhân thần. Điều đáng suy nghĩ nữa là, trong sè 496 nhân thần này có 419 vị là người sống trước thế kỷ XIII. Sự thực này vừa thể hiện tính chất cổ của đất Bắc Ninh nhưng cũng thể hiện tâm lý cạnh tranh giữa cư dân các làng.

Tục thờ Thành hoàng cũng như các tín ngưỡng dân gian khác, không tránh khỏi sự xen lẫn của những yếu tố mê tín dị đoan. Trong các vị Thành hoàng có không Ýt là trẻ con, người ăn xin, anh bán lợn, người chết đuối, phụ nữ tà dâm, rắn rết, những người "bất đắc kỳ tử" v.v... Tục "hèm" ra đời là một hình thức gắn chặt số phận con người vào Thành hoàng, vào làng, vì đó cũng là vận mệnh chung. Và mỗi khi luật nước, giáo dục v.v... yếu đi thỡ đú cũng là lỳc "hốm" phát huy tác dụng. Tín ngưỡng khi đã kết hợp và phát triển theo hướng mê tín dị đoan thỡ nú góp phần hạn chế lý trí con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho họ trở thành công

cụ ngoan ngoãn của mê tín. Như vậy, tín ngưỡng Thành hoàng vốn là tiêu biểu cho niềm tin và ý chí của cộng đồng, vừa là thiết chế điều tiết tinh thần của cộng đồng làng xã, vừa là liều thuốc ru ngủ, trói buộc lý trí và tình cảm con người, biến con người thành nô lệ của chính sản phẩm hư ảo do mình tạo ra. Phải chăng điều đó làm cho con người mất dần khả năng tự chủ về cuộc sống tâm linh mét khi xã hội biến động, một thực tế đã diễn ra trong các thế kỷ XVIII - XIX.

THỨ BA: NHèN TỪ THIẾT CHẾ NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ

Một phần của tài liệu luận văn Đặc điểm truyền thống của người Việt Nam (Trang 46)