dụng cái mới, tư duy coi trọng kinh nghiệm và mang tính tổng hợp
Lớn lên trong một thiên nhiên giàu đẹp nhưng đầy gian nan thử thách, người nông dân Việt Nam có tinh thần lao động cần cù, chịu khó, chịu khổ. Đức tính này thể hiện tập trung ở người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ với tinh thần chịu đựng và cần kiệm cao. Để theo kịp thời vụ, trong những dịp cày cấy, gặt hái, người nông dân thức khuya, dậy sớm, làm ăn không tính thời gian và công sức, "một nắng hai sương", "đầu tắt mặt tối".
Nhưng trong những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới và những đòi hỏi của nghề nông trồng lúa nước và các nghề thủ công, tinh thần lao động cần cù chưa đủ, mà còn phải có trí thông minh sáng tạo, "khéo tay hay làm". Qua kinh nghiệm tích lũy nhiều đời, người nông dân đã tạo ra nhiều giống lúa thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng, sớm biết đắp đê sông, đê biển và tìm ra những phương thức thủy lợi phù hợp với địa hình sông nước từng khu vực. Từ nền văn hóa Đông Sơn xa xưa cho đến những sản phẩm thủ công nghiệp ngày nay, người thợ thủ công đã biểu thị tài năng sáng tạo của mình trong khai thác và sử dụng nguyên vật liệu, trong kỹ thuật chế tác và trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí...
Trí thông minh sáng tạo của dân tộc còn được biểu thị tập trung trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam, sản phẩm của cuộc đấu tranh mang ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng. Đó là những tư tưởng và nghệ thuật độc đáo đã được những nhà quân sự thiên tài của dân tộc đúc kết lại như "vua tôi đồng lòng, cả nước chung sức", "dĩ đoạn binh chế trường trận" (Trần Quốc Tuấn), "thắng hung tàn bằng đại nghĩa, lấy chí nhân thay cường bạo", "lấy Ýt địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" (Nguyễn Trói), "đỏnh cho để đen răng, đánh cho để dài túc, đỏnh cho nú chớch luõn bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn" (Nguyễn Huệ). Những đặc điểm truyền thống và kinh nghiệm này đã được phát huy cao độ và nâng lên trình độ mới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.
Sinh ra và lớn lên trên một địa bàn mang tính giao lưu và tiếp xúc của nhiều nền văn hóa, con người Việt Nam không những cởi mở mà còn biết thích nghi và hội nhập, nhạy cảm với cái mới và biết tiếp nhận, vận dụng những thành tựu kỹ thuật và ảnh hưởng văn hóa bên ngoài vào cuộc sống của mình. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, người Việt đã tiếp thụ nhiều thành tự kỹ thuật của Trung Quốc như nghề làm giấy, nghề tráng men và làm đồ sứ... Trong kỷ nguyên Đại Việt thế kỷ X đến XV, nhân dân ta lại tiếp nhận kỹ thuật chế thuốc súng và làm hỏa pháo. Đầu thế kỷ XV, súng Thần cơ do Hồ Nguyên Trừng sáng chế, theo sự đánh giá của quân Minh, còn tỏ ra ưu việt và có hiệu quả cao hơn hỏa pháo đương thời của nhà Minh. Cũng vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn An là một công trình sư tài năng đã được triều Minh sử dụng để thiết kế và trông nom xây dựng kinh thành Bắc Kinh... Truyền thuyết về tổ sư nhiều nghề thủ công cổ truyền cho rằng tổ sư của họ là những người có dịp đi sứ sang Trung Quốc, học được nghề mới đem về truyền bá cho dân làng, nhưng trường hợp Lương Như Hộc với nghề khác bản in ở Hồng Lục, Liễu Tràng; Lờ Cụng Hành với nghề thêu ở Quất Động và nghề làm lọng ở Hàng Lọng; Phùng Khắc
Khoan với nghề dệt... Có nhiều căn cứ khoa học để khẳng định những nghề thủ công trờn đó xuất hiện ở Việt Nam từ trước đó, nhưng các truyền thuyết về Tổ sư đem nghề từ Trung Quốc về cũng Ýt nhiều phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Từ thế kỷ XVII khi tiếp xúc với kỹ thuật phương Tây, nhiều Việt Nam cũng tỏ ra nhạy bén và biết tiếp thu, vận dụng một số thành tựu mới lạ này. Thế kỷ XVIII, thợ thủ công Nguyễn Văn Tú sau hai năm sống ở Hà Lan đã học được nghề chế đồng hồ và mỏy kớnh thiên lý (ống nhòm), đem về nước truyền bá cho gia đình. Năm 1839, những thợ đóng thuyền của nhà Nguyễn cũng đã chế tạo thử nghiệm thành công một chiếc tàu chạy bằng máy hơi nước đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở tự nghiên cứu một chiếc tàu do triều đình mua của nước ngoài...
Vào nửa sau thế kỷ XIX, điều trần của một số nhà cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện... cho thấy dù đất nước lúc đó đã trở nên lạc hậu so với nền văn minh công nghiệp phương Tây, nhưng trí tuệ của những trí thức tiến bộ của Việt Nam vẫn có đủ năng lực để nhận biết và học tập kỹ thuật phương Tây. Tiếc rằng, hoàn cảnh khó khăn của đất nước và ý thức hệ bảo thủ của Nho giáo đang ngự trị trong đầu óc của triều đình, nhà Nguyễn đã không chấp nhận và thực thi những đề án cải cách tiến bộ đó, tạo cơ hội đưa đất nước vào con đường canh tân.
Xuất phát từ kinh tế nông nghiệp và tiểu nông, con người Việt Nam coi trọng thực tế và kinh nghiệm. Nhưng họ cũng biết từ kinh nghiệm đó để đúc kết thành những hiểu biết mang tính tổng kết lưu truyền cho con cháu. Đó là những tổng kết rất phong phú về chu kỳ thời tiết, quá trình sinh trưởng của cây lúa, về nhận biết và đoán trước những báo hiệu của thay đổi khí hậu, bão táp, lũ lụt..., về đạo lý và cách ứng xử... Những tổng kết đó được lưu giữ lại trong kho tàng ca dao, tục ngữ và văn hóa dân gian nói chung. "Nước - phân - cần - giống" là những tổng kết khá hoàn hảo của nền
nông nghiệp trồng lúa nước cổ truyền đến nay vẫn còn những giá trị của nó. Từ tư duy kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của nông dân, trí thức Nho giáo nâng lên thành tư duy tổng hợp của triết học phương Đông. So với tư duy phân tích, thực nghiệm và khái quát của phương Tây khi bước vào thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật, tư duy kinh nghiệm và tổng hợp có mặt hạn chế của nó. Nhưng trong điều kiện phát triển của văn minh công nghiệp chuyển lên văn minh hậu công nghiệp hiện nay, thì tư duy tổng hợp của Việt Nam và phương Đông, nếu biết kết hợp với tư duy phân tích và khái quát sẽ trở thành một ưu thế của tư duy hiện đại.
1.2.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG
Trước hết cần khẳng định, đất nước ta, dân tộc ta trường tồn cho đến nay, đã vượt qua thắng lợi biết bao sóng gió, bão táp do thiên tai và đặc biệt do giặc ngoại xâm gây ra, sự thật lịch sử đó cho thấy rõ sức sống, bản lĩnh, bản sắc bền vững cùng những truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa chi phối của dân tộc.
Nhưng giờ đây, đất nước đã trở lại với cuộc sống hòa bình và đang thực hiện công cuộc đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầy triển vọng và thách thức. Nhiều quan niệm cũ không còn phù hợp nữa và khi nhìn ra thế giới một cách rộng rãi với hàng loạt thông tin khác nhau, với mong muốn hòa nhập một cách chủ động và bình đẳng, chúng ta nhận biết sâu sắc rằng đất nước mình đang ở diện các nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, khắc phục nghèo nàn lạc hậu, vươn lên văn minh hiện đại, con người giữ vai trò quyết định và chúng ta cần biết con người Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm truyền thống tốt đẹp cần phát huy, còn mang những đặc điểm truyền thống tiêu cực, những mặt hạn chế gì của di sản đặc điểm truyền thống cần cải biến
hay xóa bỏ. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, phát hiện và đánh giá đúng hơn những giá trị truyền thống, việc nghiên cứu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc cần được đặt ra.
Tiến thêm một bước vào thời đại văn minh, nghĩa là khi con người ý thức được một cách chủ động vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội và bản thân mình; tác động của các nhân tố nói trên trở nên đặc biệt rõ rệt và cụ thể. Giờ đây, bên cạnh những ảnh hưởng có tính chất vô thức của hoàn cảnh, xuất hiện những thế lực chi phối chủ quan, có ý thức, tư biện. Tính cách, tình cảm và năng lực trí tuệ của con người trở thành những sản phẩm của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và con người đú, cỏi mà có nhà triết học gọi chung là thời đại. Nhà thơ Đức nổi danh của thế kỷ XIX là H.Heine đã có lý khi nhận định: "Mọi người đều là con đẻ của thời đại mình, xung quanh họ có cái gì và họ được cổ vũ bởi cái gì thì họ trở thành cái đó"[1.3]. F. Engels nhận xét dè dặt hơn: "Tất cả những gì thúc đẩy người ta hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ, nhưng cái đó mang hình thức nào trong đầu óc họ thì phần lớn là tùy ở hoàn cảnh" [2.3].
Có thể nói thêm, hoàn cảnh càng Ýt thay đổi với thời gian thì tác dụng của nó đối với con người càng mạnh vì bên cạnh những nhân tố đương đại cũn cú hàng loạt nhân tố của quá khứ bị ngưng đọng lại do được lặp đi lặp lại nhiều lần và hầu như không thay đổi giá trị, mang tính bảo thủ. Trong tình trạng như vậy, nhiều khía cạnh trong tính cách, tình cảm, lý trí của con người hoặc trở thành truyền thống tích cực hoặc trở thành những sợi dây ràng buộc, kìm hãm. Có thể đương thời, chỳng khụng gây nên những tác dụng lợi hay hại đáng kể đối với xã hội, nhưng một khi xảy ra những biến động lớn làm thay đổi các mối quan hệ xã hội hoặc những điều kiện thuận lợi, chúng dễ dàng bộc lộ tất cả những mặt tốt, mặt xấu của mình. Như vậy, không phải lúc nào, dưới góc độ nào, người ta cũng phân biệt được những mặt tích cực hay tiêu cực của các di sản đặc điểm truyền
thống, cũng như không thể nhìn nhận chúng một cách chủ quan không cần quan tâm đến hoàn cảnh lịch sử đã tạo nên chúng.
Trong lịch sử của một dân tộc, một tộc người, thậm chí một con người có biết bao nhiêu sự kiện tác động đến sự hình thành tính cách, tâm lý, tình cảm và trí tuệ của họ, không lẽ gì tất cả đều là những giá trị tốt đẹp, tích cực phù hợp với bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào. Nói một cách khác, cần phải nhận thấy tính tương đối trong các giá trị truyền thống (trong quan hệ với hoàn cảnh cũng như trong nội dung của giá trị) cũng như cần hiểu đúng bối cảnh kinh tế - xã hội của sự hình thành và lưu truyền của những đặc điểm truyền thống, tính hai mặt của nó.
Việc phân tích và đánh giá những mặt hạn chế và tiêu cực trong các đặc điểm truyền thống của người Việt Nam được đặt ra và nhìn nhận trong bối cảnh hiện nay của đất nước và thời đại. Phương pháp tiếp cận chủ yếu cũng không phải là nêu lên từng điểm, từng mặt rời rạc mà nghiên cứu trên cơ sở những nền tảng kinh tế - xã hội, những thiết chế chính trị, tư tưởng đã sản sinh và bảo lưu những hạn chế và tiêu cực đó.
THỨ NHẤT: NHèN TỪ CƠ SỞ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ TIỂU NÔNG