2010 17 40 43 (Tỷ trọng % các khối trong GDP)
2.3.2 Phát triển khoa học kỹ thuật, áp dụng phổ biến rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Như trên đã phân tích, trình độ sản xuất hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển khoa học kỹ thuật và áp dụng một cách phổ biến, rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Bởi vì ngày nay khoa học kỹ thuật đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, vào mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để sản xuất, con người luôn hướng tới việc nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật đó để chỉ đạo các hoạt động thực tiễn, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, cũng như cho phép con người tạo ra công cụ máy móc tinh vi hơn, mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm thời gian lao động. Với sự phát triển của khoa học, hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm tăng lên, giá trị sản phẩm tăng lên, giảm bớt cường độ lao động và số lao động thủ công. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của khoa học kỹ thuật không những tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động đến sự hình thành con người mới với những phẩm chất mới của thời đại công nghiệp. Nói một cách khác, khoa học kỹ thuật phát triển đã tạo nên cơ sở vật chất mới cao hơn và trên cơ sở đú đó hình thành ý thức mới hoàn thiện hơn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có thể nói, chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ của những thành tựu khoa học và sự triển khai rất nhanh chóng của khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Sự phát triển của công nghệ sinh học không chỉ đưa vào sản xuất nông nghiệp những giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất cao, chịu sâu bệnh mà còn vươn tới những điều kỳ diệu hơn khi biến đổi gen. Công nghệ vật liệu mới ra đời không những đã tạo ra những vật liệu với những tính chất theo ý muốn, làm cho những thiết bị máy móc và những công trình xây dựng bền hơn, đẹp hơn. Đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin không những đã đẩy nhanh quá trình tự động hoá trong công nghiệp mà còn mở ra khả năng làm việc vô cùng thông minh của bộ não nhân tạo.
Việc áp dụng và phổ biến rộng rãi những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống chính là mục tiêu của khoa học kỹ thuật, đồng thời hệ quả của nó là con người được sống ở mức cao hơn, điều kiện hiện đại hơn và từ đó có điều kiện hơn đi vào nghiên cứu khoa học và công nghệ. Như vậy, khoa học kỹ thuật cũng chính là tác nhân quan trọng làm hình thành và hoàn thiện con người ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bảng sè 6
So sánh đầu tư cho Giáo dục Việt Nam và Thái Lan
Các chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan Chênh lệch TL/VN
Tỷ lệ chi cho giáo dục
% so với GDP (1998-2000) 2,7 5,4 gấp 2 lần
% so với tổng chi cho của Chính phủ (1998-2000) 31 hơn 5% % riêng cho GD tiểu học so với tổng chi cho các
bậc GD khác (1998-2000)
36
Tổng GDP 2001 (tỷ USD) 32,7 114,7 gấp 3,5 lần
Chi tiêu cho GD (tỷ USD) 0,85 6,19 gấp 7,28 lần Dân số năm 2001 (triệu người) 79,2 61,1 kém 17,6 lần Đầu tư cho GD/đầu người (USD) 10,78 100,40 gấp 9,36