Hình thành liên minh Ngoại thương Bảo hiểm Vận tải

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng cổ phần thương mại kiên long (Trang 58)

Quá trình thanh toán quốc tế có liên kết chặt chẽ với 2 yếu tố bảo hiểm và vận tải, đây đều là những yếu tố quan trọng được quy định trong L/C. Ngân hàng cần tìm cho mình hai đồng minh đáng tin cậy này. Thứ nhất tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài, thứ hai giảm thiểu rủi ro cho chính mình và khách hàng của mình. Thậm chí có ngân hàng lớn đã tự xây dựng công ty vận chuyển riêng cho mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Hiện nay, quy trình thanh toán theo phương thức L/C tại ngân hàng K iên Long được đánh giá là khá chặt chẽ nên chưa thu hút được lượng lớn khách hàng. Ngân hàng cần chủ động tìm đến khách hàng, mở rộng việc thu hút đông đảo số lượng khách hàng vừa và nhỏ, lập hồ sơ khách hàng thường xuyên có quan hệ làm ăn với ngân hàng để tích cực chăm sóc và ưu đãi khách hàng từ đó làm tăng uy tín của ngân hàng. Kienlong bank cũng đang thực hiện rất tốt những biện pháp làm giảm thiểu rủi ro trong TDCT, bằng chứng là từ khi đi vào hoạt động tới bây giờ, NH chưa vướng phải rắc rối nào liên quan đến phương diện này, tuy nhiên đề phòng vẫn không phải là việc không nên. NH sẽ tiếp tục phát huy được những ưu điểm này trong thời gian tới.

SVTH: Đặng Ngọc Thanh 49

KẾT LUẬN CHUNG

Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C có vai trò ngày càng quan trọng và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng kim ngạch TTQT của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Kiên Long nói riêng. Điều này cũng chứng tỏ sự ưu việt của phương thức này trong ngoại thương. Tuy nhiên như đã phân tích ở chương 2, hoạt động L/C đồng thời mang tính nhạy cảm cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Qua phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán chứng từ tại ngân hàng Kiên Long, một hệ thống giải pháp được đề xuất đối với khách hàng, với ngân hàng, nhằm hạn chế thấp nhất mọi rủi ro trong phương thức thanh toán L/C. Đồng thời đưa ra thêm một số kiến nghị đối với NHNN, chính phủ và các cán bộ ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT qua L/C.

Nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong L/C không hẳn là vấn đề mới mẻ, nhưng luôn là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm chú ý và nghiên cứu chuyên sâu. Chính vì vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng điều kiện có hạn vì vậy đề tài không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô.

50 SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hoàng Ngân (2009), giáo trình Thanh toán Quốc tế, trường ĐH Kinh Tế TP. HCM.

2. Nguyễn Văn Tiến(2008), Cẩm nang Thanh toán Quốc tế bằng L/C, Nxb Thống kê.

3. Nguyễn Thị Quy(2003), Thanh toán Quốc tế bằng L/C- các tranh chấp thường phát sinh và hướng giải quyết, Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Báo cáo thường niên ngân hàng Kienlong Bank 2010, 2011, 2012. 5. Website http://cafef.vn

6. Website ngân hàng Kiên Long www.kienlongbank.com.vn

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng cổ phần thương mại kiên long (Trang 58)