Với tư cách là ngân hàng phát hành:
- NH phải mở L/C theo đúng đơn xin mở L/C
- NH cần làm cho người NK nhận thức rõ nghĩa vụ hoàn trả tiền cho NH phát hành và tính độc lập của thư tín dụng với hợp đồng. Vì một rủi ro hay xảy ra đối với NH phát hành là người mua từ chối hoàn trả tiền cho NH do không đúng hợp đồng hay có sự giả mạo trong BCT.
- Để hạn chế việc chứng từ về NH phát hành sớm hơn hàng hóa, NH cần tính toán khoảng thời gian vận chuyển trên đường, thời gian chuẩn bị chứng từ của bên bán, thời gian làm việc của NH thương lượng, thời gian gửi chứng từ để xác định thời gian xuất trình chứng từ hợp lí, tránh việc chứng từ xuất trình quá sớm dẫn đến NH phát hành phải chấp nhận chứng từ trước khi nhận được hàng.
- NH cần khống chế BCT đầy đủ để có thể yêu cầu người mua hoàn tiền. - NH nên kết hợp với người mua trong việc kiểm tra BCT. Theo UCP 600,
44 SVTT: Đặng Ngọc Thanh | mình. Nhưng nếu NH kết hợp với người mua trong việc kiểm tra BCT sẽ có tác dụng: tránh được tình huống người mua từ chối trả tiền đồng thời kết hợp phát hiện BCT có bị làm giả hay không. Như vậy trong 5 ngày kiểm tra chứng từ, NH nên tận dụng tối đa sự tham gia của người mua trong việc kiểm tra chứng từ.
- NH cần nâng cao khả năng phát hiện chứng từ giả mạo để hạn chế rủi ro, góp phần bảo vệ quyền lợi khách hàng.
- Trong trường hợp kí hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được BCT, NH phải yêu cầu khách hàng chấp nhận thanh toán vô điều kiện, kể cả trường hợp chứng từ có sai sót.
Đối với L/C trả ngay: trước khi kí hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng, NH phải yêu cầu khách hàng ký khế ước nhận nợ (nếu khách hàng vay vốn NH) hoặc chuyển khoản tiền tương đương với giá trị lô hàng vào tài khoản thanh toán với nước ngoài để chờ thanh toán.
Đối với L/C trả chậm: trước khi ký hậu vận đơn NH phải yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo hoặc ký hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ.
Đối với thị trường bị cấm vận, để giảm thiểu rủi ro, NH cần yêu cầu khách hàng cam kết chịu rủi ro và bồi thường tất cả các thiệt hại xảy ra đối với NH khi thực hiện các giao dịch với nước bị cấm vận.
Với tư cách là NH thông báo:
- NH cần xác thực L/C một cách cẩn thận trước khi thông báo cho người bán. Nếu chưa kiểm tra được tính chân thực của L/C cũng như bản sửa đổi L/C thì không nên thông báo cho người bán, tránh trường hợp người bán hiểu lầm về tính chân thực của L/C dẫn đến những tranh chấp giữa người bán và NH sau này.
SVTH: Đặng Ngọc Thanh 45
- Nh nên kiểm tra, tư vấn cho KH lập BCT phù hợp với L/C để hạn chế những rủi ro trong thanh toán sau này.
- NH cần cẩn trọng khi chiết khấu các bộ L/C xuất trình bằng đường thư, hạn chế chiết khấu BCT mà vận đơn do những hãng vận tải không đáng tin cậy phát hành.
- NH không chiết khấu BCT trong các trường hợp sau: BCT xuất khẩu mặt hàng Nhà nước cấm xuất khẩu, các khách hàng mà NH không hiểu rõ về khách hàng đó, các chứng từ xuất trình không đúng với qui định của L/C.