Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro, các quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách và củng cố hệ thống tài chính – ngân hàng một cách tích cực. Đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập như Việt Nam, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính – ngân hàng là hết sức cần thiết.
Thanh toán quốc tế mặc dù chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng nhưng lại liên quan trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm, uy tín của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia. Các qui tắc thực hành thống nhất về thanh toán quốc tế như URC, UCP do phòng thương mại quốc tế ban hành không phải là văn bản luật, mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy ước và thực tiễn ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, mang tính chất pháp lý tùy ý. Vì vậy nếu có mâu thuẫn giữa các qui tắc quốc tế và luật pháp quốc gia thì lựa chọn áp dụng là tùy theo pháp luật của từng nước.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật hay pháp lệnh riêng về hoạt động thanh toán quốc tế. Thực tiễn các doanh nghiệp và NHTM khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ hay gặp nhiều rủi ro, tranh chấp và xung đột pháp luật, mặc dù họ đã tìm mọi cách bảo vệ mình. Vì vậy, việc soạn thảo, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho hoạt động thanh toán quốc tế là rất cần thiết, còn là cơ sở để tòa án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong TTQT.
Bên cạnh đó, cần những văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) qui định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm , nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như làm
42 SVTT: Đặng Ngọc Thanh | thế nào xử lí khi xảy ra tranh chấp, xung đột pháp luật giữa qui tắc quốc tế và luật pháp quốc gia. Việc này đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ ngành như Bộ thương mại, Tổng cục hải quan nhằm tạo sự nhất quán trong việc bạn hành và áp dụng các điều luật đó sau này.