D) CÂU HỎI ÔN TẬP:
4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía
5.4.1. Kỹ thuật nhân giống
- Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính: chiết, ghép, nuôi cấy mô
- Loài có hiện tượng đa phôi, có thể gieo hạt rồi chọn phôi vô phối. 5.4.2. Kỹ thuật trồng
* Chọn đất lập vườn
- Đất trồng cam: chọn đất có tầng dày ≥ 0,7m, giàu dinh dưỡng, có cấu tượng tốt. Đất có tỷ lệ sét ≤ 15%, pH từ 5,5 -6,5.
- Vườn cam ở vùng đất có mực nước ngầm cao. 35
- Vườn cam ở vùng đất dốc: Phải xây dựng các hệ thống chống xói mòn. - Cần trồng đai rừng phòng hộ.
* Trồng cam quýt
+ Chọn cây con, bứng cây
- Chọn cây có cành mọc khỏe, phân bố đều, tán đều, lá xanh đậm, không sâu bệnh.
- Trồng gần thì nên đánh bầu, vận chuyển đi xa có thể trồng rễ trần.
+ Đào hố, bón lót
- Kích thước hố: 0,6 x 0,6 x 0,4 ở đất đồng bằng và kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8 ở đất đồi. - Đáy hố săm sâu 8 – 10cm.
- Bón lót: phân chuồng + NPK (liều lượng: đọc tài liệu tham khảo)
* Mật độ - Khoảng cách
Nên trồng với mật độ 280 - 330 cây/ha để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển, ra lộc đều, hạn chế sâu bệnh.
* Thời vụ trồng
Vụ xuân trồng từ tháng 2- tháng 4, vụ thu trồng từ tháng 8- tháng 10. 5.4.3. Chăm sóc cam quýt
* Cắt tỉa, tạo hình * Tưới nước
Đối với cây mới trồng cần tưới nước đảm bảo giữ ẩm đất thường xuyên. Đối với vườn bưởi kinh doanh có thể tưới vào các tháng 11, 12 và tháng 01 hàng năm. Khi tưới cần tưới ướt đẫm từ gốc đến xung quanh vồng tán; trong suốt cả năm, cần áp dụng các biện pháp giữ ẩm như tủ đất bằng rơm rạ (nhưng cách gốc 0,3 - 0,5 mét) hoặc trồng cây cỏ có hoa để che phủ đất. Vườn cây phải được thoát nước tốt, không ngập úng hoặc đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
* Kỹ thuật bón phân
Đối với vườn bưởi kinh doanh: lượng bón phân chuồng: 15 tấn/ha; Vôi bột: 300 kg/ha; Đạm Urê: 250 kg/ha; Supe lân 450 kg/ha; Kali: 300 kg/ha.
Thời gian bón: Tháng 10 - 12, bón cơ bản (sau thu hoạch) gồm 100% hữu cơ + lân + vôi bột; tháng 2, bón thúc cành xuân và đón hoa gồm 60% Urê + 40% Kali; tháng 6 - 7, bón thúc cành thu và tăng trọng quả gồm 40% Urê + 60% Kali.
Cách bón: Phân hữu cơ, lân, vôi bột: Đào rãnh quanh vòng tán, rộng 20 - 40 cm, sâu 25 - 40 cm. Trộn đều phân với đất bón vào rãnh sau đó lấp lại và tưới đẫm nước; Đạm và Kali rắc quanh tán, xăm nhẹ, tưới đẫm nước, tránh đứt rễ.
* Các chăm sóc khác
- Trồng xen
- Tủ gốc, làm cỏ, giữ ẩm - Tỉa hoa, tỉa quả
- Chăm sóc quả.
* Phòng trừ sâu bệnh
1. Chiết suất ký sinh phun trở lại vườn bưởi: Thu thập các cá thể sâu hại bị vi sinh vật ký sinh đem chiết suất và phun trở lại vườn để duy trì liên tục sự có mặt của các loài vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho sâu, khống chế sự phát triển gia tăng mật độ và gây hại của chúng. Cứ 10 cá thể ngâm với 01 lít nước trong 24 giờ, pha thành 10 lít, phun 500 lít/ha.
2. Bón các chế phẩm sinh học vào đất hoặc phun lên cây: Dùng chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng Tricoderma 3.2 x 109 bào tử/mg bón vào đất nhằm hạn chế sự phát triển, lây lan và gây hại của các loài nấm Phytophthora hại rễ. Đối với sâu hại có thể dùng các loại thuốc sinh học V- BT phun trừ sâu xanh bướm phượng.
3. Nuôi thả kiến vàng: Phát hiện những tổ kiến vàng trên các loại cây khác, dùng túi Nilon bao quanh tổ, ngắt cuống tổ và di chuyển về buộc treo trên cành bưởi phía giữa tán. Dùng dây buộc nối giữa các cây, cành tạo đường đi cho kiến. Cho kiến ăn thêm bằng cách treo đầu cá, ruột gà, vịt theo các sợi dây nối để đàn kiến nhanh phục hồi. Nếu cần di chuyển kiến từ vườn bên cạnh thì dùng dây buộc nối từ nơi có tổ kiến về vườn muốn chuyển đến. Sau đó buộc treo đầu cá, ruột gà từng đoạn một trên dây để nhử kiến về.
4. Trồng và để cỏ có hoa trong vườn: Dùng các loại hạt cây cỏ có hoa (cây cứt lợn hoặc họ đậu) rắc khi đất đủ ẩm. Khi cỏ mọc lên tốt cắt dần theo băng đồng thời xới gọn quanh gốc với đường kính 01 m tạo điều kiện cho các loài thiên địch có nơi trú ẩn và ăn thêm.
BIỆN PHÁP CƠ GIỚI VẬT LÝ:
1. Cắt tỉa tạo tán: Thời kỳ kiến thiết cơ bản cần cắt tỉa tạo hình, cắt bỏ những cành nhỏ, cành không đúng vị trí, cành sâu bệnh, tạo bộ khung cành cấp 1, cấp 2 vững chắc, tán cân đối. Chú ý cắt bỏ kịp thời những chồi gốc dưới mắt ghép. Thời kỳ cho quả, hàng năm cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành vượt, cành phía giữa tán, cành đã cho quả để tạo sự thông thoáng và phân bố đều ánh sáng.
2. Thường xuyên phát hiện, đào bỏ những cây bị bệnh, dùng vợt hoặc bắt giết bằng tay những loài sâu hại có kích thước lớn.
BIỆN PHÁP HOÁ HỌC:
Đối với sâu vẽ bùa: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun
800 lít/ha (30 lít/sào) khi lộc xuân ra đều hoặc Polytrin 400 EC pha ở nồng độ 0,1%, phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.
Nhện đỏ, rệp sáp: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun
800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.
Sâu đục thân, đục cành: Nếu phát hiện có lỗ sâu thì dùng Ofatox... pha loãng, bơm hoặc
tẩm bông nhét vào lỗ sâu, sau đó dùng đất dẻo bịt lại.
Sâu xanh bướm phượng: Dùng thuốc sinh học V-BT hoặc nước chiết xuất nấm ký sinh từ
các cá thể bị ký sinh phun trở lại vườn.
Bệnh chảy gôm: Cắt bỏ những cành bị bệnh nặng, cạo sạch vỏ xung quanh vết bệnh, dùng
Aliette 80WP pha 3g/01lít hoặc Ridomil MZ 72 WP pha 30g/01lít quét đẫm lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện.
Rầy chổng cánh: Là môi giới truyền bệnh vi khuẩn Greenning. Dùng dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC phun vào lúc cây chớm ra lộc với nồng độ 70 ml dầu trong 10 lít nước, bắt đầu phun
khi búp lộc đầu tiên hé mở, sau đó phun 5 - 14 ngày /1lần cho đến khi đa số lộc đạt chiều dài 10 mm.
5.5. Thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch quả cần đùng lúc, đúng cách - Nên thu hoạch vào ngày nắng, ráo
- Dùng kéo cắt cành cắt sát cuống quả, tránh làm xây sát vỏ quả
- Sau thu hoạch phân loại quả, lau sạch vỏ quả chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
Bài giảng Cây nông nghiệp đặc sản
Tài liệu tham khảo
1. Trần Như Ý (chủ biên), 2000, Giáo trình cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
2. Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận (1995) Nhân giống cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
C) CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Đặc điểm khí hậu, đất đai của các vùng trồng cam quýt chính ở nước ta?
2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cam quýt nước ta. Biện pháp khắc phục và triển vọng phát triển?
3. Cơ sở khoa học và kỹ thuật nhân giống bưởi Đoan Hùng bằng phương pháp ghép cây? 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn bưởi Đoan Hùng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản? 5. Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch vườn bưởi Đoan Hùng thời kỳ kinh doanh? 6. Các loại sâu bênh chính hại cây bưởi Đoan Hùng và biện pháp phòng trừ.
PHẦN II. THỰC HÀNH BÀI 1. NHÂN GIỐNG CÂY SƠN
Số tiết: 03 tiết
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhớ và mô tả được phương pháp nhân giống cây sơn
- Kỹ năng: Thực hành được kỹ thuật nhân giống cây sơn
- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận
B) NỘI DUNG:
1. Địa điểm thực hành: Trung tâm thực nghiệm, Trường ĐH Hùng Vương. 2. Thiết bị:
3. Dụng cụ, vật liệu: Xô nhựa, cối, chày
Túi bầu, đất đồi, phân hữu cơ, trấu Hạt sơn
4. Trình tự tiến hành
4.1 Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật 4.2 Hướng dẫn thực hành
Tên công việc Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật
Lựa chọn quả sơn đạt tiêu chuẩn đem gieo
Nhặt bỏ những quả sơn hỏng, nhỏ Lựa chọn được quả to, chắc, đều
Chuẩn bị đất, phân và đóng bầu
Lấy đất đồi và phân chuồng hoai mục trộn với tỷ lệ 1:5, rồi cho vào bầu, xếp lên luống.
Hỗn hợp đất và phân chuồng trộn đều, bầu đủ lượng đất và được xếp ngay ngắn
Xử lý hạt sơn Trộn hạt sơn với vỏ trấu, đem giã cho mỏng bớt lớp vỏ, sau đó ngâm nước gạo một đêm.
Làm mỏng vỏ hạt sơn nhưng không làm vỡ hạt. Gieo hạt vào bầu Mỗi bầu gieo 3 hạt, dùng cây chọc lỗ
trên bầu rồi thả hạt, độ sâu 1 - 1,5 cm
Hạt được gieo đều trên bầu.
Chăm sóc bầu sau gieo Tiến hành tưới nước và kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, những bầu không nảy mầm thì loại bỏ. Phòng trừ sâu bệnh hại.
Cây mọc đồng đều.
5. Đánh giá kết quả:
- Số lượng bầu sơn theo đúng quy định, nảy mầm tốt.
BÀI 2. TRỒNG CÂY KHOAI MỠ
Số tiết: 03 tiết
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhớ và mô tả được phương pháp nhân giống cây sơn
- Kỹ năng: Thực hành được kỹ thuật nhân giống cây sơn
- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận
B) NỘI DUNG:
1. Địa điểm thực hành: Trung tâm thực nghiệm, Trường ĐH Hùng Vương. 2. Thiết bị:
3. Dụng cụ, vật liệu: Cuốc, gièo
Phân chuồng, phân NPK lót, cỏ khô hoặc rơm rạ. Củ khoai mỡ
4. Trình tự tiến hành
4.1 Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật 4.2 Hướng dẫn thực hành
Tên công việc Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật
Chuẩn bị đất trồng Đất tơi xốp, thoát nước, được cuốc sâu, lên luống cao 25-30cm, rộng 60cm.
Đất làm sạch cỏ, lên luống đẹp, đất tơi xốp
Chuẩn bị củ giống Lựa chọn củ giống đạt tiêu chuẩn:
- Củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm.
- Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài 3/4 là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ. Có thể cắt theo khoanh vẫn được.
- Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu
- Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính.
Củ giống không bị xây xát, không bị sâu bệnh hại; sau khi ủ các mặt cắt nảy mầm đồng đều
Kỹ thuật trồng - Mật độ trồng:
Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm. Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm. - Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân
Trồng đúng mật độ, độ sâu, cây mọc đều.
NPK (20-20-12), với lượng cho 1000m2 là: >500kg phân chuồng, 30 kg NPK.
- Dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên để giữ ẩm.
5. Đánh giá kết quả:
- Chuẩn bị đất trồng, củ giống và trồng đúng kỹ thuật
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU...2
A) MỤC TIÊU:...2
- Kiến thức: Sinh viên hiểu được giá trị của cây đặc sản nông nghiệp, biết một số cây nông nghiệp đặc sản ở các vùng miền, phương hướng phát triển cây đặc sản nông nghiệp...2
- Kỹ năng: Đánh giá được giá trị của cây nông nghiệp đặc sản, phân nhóm được các cây nông nghiệp đặc sản...2
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong quá trình học tập...2
B) NỘI DUNG:...2
1. Giá trị của cây đặc sản nông nghiệp...2
- Sử dụng làm lương thực, thực phẩm, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến...2
- Về kinh tế: mang lại giá trị kinh tế cao tiêu thụ nội địa...2
- Nguồn vật liệu cho chọn tạo giống: những giống đặc sản là nguồn gen quý về chất lượng và khả năng chống chịu sử dụng cho các chương trình chọn tạo giống cây trồng...2
- Về xã hội: giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động...2
2. Phân nhóm cây đặc sản nông nghiệp...2
- Cây lương thực: ...2
Nếp Nàng Hương (Hà Giang), Nếp Tú Lệ (Yên Bái), Nếp Cái hoa vàng (Vùng trung du và miền núi phía Bắc), Tám thơm (Nam Định), Lúa tám thơm và IR 64 (Điện Biên), Lúa Nàng Nhen (Bảy Núi- An Giang),…...2
- Cây ăn quả:...2
Có 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất, đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, Phòng Chỉ dẫn Địa lý của Cục Sở hữu Trí tuệ và các địa phương công nhận...2
Miền Bắc có 19 loại, nổi bật là mơ (Hương Sơn, Hà Nội), đào Sa Pa, táo Mèo (Sơn La), cam sành (Hà Giang), cam sành (Tuyên Quang), lê Đông Khê (Cao Bằng), na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn (Lạng Sơn), vải Thiều (Thanh Hà, Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), nhãn lồng (Hưng Yên), ổi Bo (Thái Bình), chuối Ngự (Hà Nam), cam Canh (Hà Nội), dứa Đồng Dao (Ninh Bình), cam xã Đoài (Nghệ An), cam Bù và bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh)...2
Ở miền Trung có bảy loại trái cây đặc sản như bưởi Thanh Trà (Huế), xoài tượng (Bình Định), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa), nho Ninh Thuận, Thanh long Bình Thuận, bơ sáp Đắk Lắk, dâu Tây Đà Lạt, hồng Đà Lạt...2
Ở miền Nam có 23 loại trái cây đặc sản: na Bà Đen (Tây Ninh), măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương), bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai), nhãn xuồng cơm vàng Vũng Tàu, mãng cầu Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), dứa Bến Lức (Long An), cam mật (Cần Thơ)...2
Tỉnh Tiền Giang có tám loại: sầu riêng Ngũ Hiệp, sơri Gò Công, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, dưa hấu Gò Công, sapôchê Mặc Bắc, nhãn tiêu da bò. Bến Tre có bưởi da xanh, dừa, măng cụt Chợ Lách. Trà Vinh có dừa sáp Cầu Kè, quýt đường. Vĩnh Long có bưởi Năm Roi, sầu riêng Ri6...2
Trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam có 10 loại trái cây có giá trị kinh tế cao nhất ( kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ). Đó là xoài cát Hòa Lộc, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng Ri 6, bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, vải, nhãn…...3
- Cây công nghiệp: Chè xanh (Thái Nguyên), Chè đắng (Cao Bằng), Chè Shan (Yên Bái, Hà Giang, …), Hồ Tiêu (Phú Quốc), Cà phê (Buôn Mê Thuật), Sơn (Phú Thọ), …...3
- Cây rau: rau Bò Khai (Thái Nguyên), rau Sắng (Hà Tây, Tân Sơn,…), rau cải Mèo (Hà Giang), Su su (Tam Đảo, Sapa),…...3
- Cây có củ: Khoai Hoàng long (Nghệ An), Khoai tím (Lục Yên), Khoai tầng vàng (Tân Sơn),…....3
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung thành sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là những giống cây trồng đã
được chỉ dẫn địa lý...3
- Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo kỹ thuật cho người dân bản địa về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đặc sản...3
- Phục tráng những giống cây trồng đặc sản đã bị thoái hóa...3
- Xây dựng thương hiệu cho các giống cây nông nghiệp đặc sản...3
- Thu thập và bảo tồn những giống cây nông nghiệp đặc sản (bảo tồn nội vi hoặc ngoại vi) để tránh xói mòn nguồn gen quý...3
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:...3
D) CÂU HỎI ÔN TẬP:...3
1. Cây đặc sản nông nghiệp có giá trị như thế nào? Lấy ví dụ?...3
2. Phân nhóm cây đặc sản nông nghiệp?...3
3. Phương hướng phát triển cây đặc sản nông nghiệp?...3
4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc?...3
CHƯƠNG 1...4
Lúa nếp gà gáy Mỹ Lung...4
1.1. Nguồn gốc, phân loại...4
1.1.1. Nguồn gốc...4
1.1.2.Phân loại...4
1.2. Đặc điểm thực vật học...4
1.5. Kỹ thuật trồng...5
1.5.1 Làm mạ...5
1.5.2. Thời vụ gieo trồng:...5
1.5.3. Làm đất, cấy lúa...5
1.5.4. Phân bón...5
1.5.5. Điều tiết nước và làm cỏ...6
1.5.6. Khử lẫn giống và khử tạp (áp dụng cho làm giống cho vụ sau)...6
1.5.7.Phòng trừ sâu bệnh...7
1.5.7.1 Sâu đục thân lúa 2 chấm...7
1.5.7.2 Sâu cuốn lá nhỏ...7
1.5.8. Thu hoạch...9
1.5.9. Bảo quản...9