Kỹ thuật trồng cây rau sắng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 30)

D) CÂU HỎI ÔN TẬP:

4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía

4.5.2 Kỹ thuật trồng cây rau sắng

* Thời vụ trồng:

Thường vào vụ Xuân (từ tháng 2-tháng 3 âm lịch) hoặc vụ thu từ tháng 8-9 âm lịch.

* Kỹ thuật trồng:

- Lựa chọn đất trồng: Đất trồng phải là nơi có độ ẩm cao, đât tơi xốp, độ mùn cao. Có cây che bóng là tốt nhất, nếu không có ta có thể trồng cây che bóng là cây sắn hoặc cây ngô.

- Làm đất trước khi trồng 15 -20 ngày, đào hố 40 x 40 x 40 cm. Bón lót bằng phân chuồng hoai, 2-3kg/hố hoặc phân NPK, 100g/hố.

Đất được làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành đào hố, kích thước hố 40x40x40cm.

- Bố trí cây trồng: cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,2 m, bố trí trồng hình nanh sấu, song song với đường đồng mức,

- Giữa hai hàng rau sắng bố trí trồng 1 hàng cây cốt khí cây cách cây 1m, hoặc trồng cây muồng đen. Có thể trồng thay cây sắn hoặc cây đậu lạc trong năm thứ nhất và năm thứ 2.

- Bón lót phân chuồng 0.5-10kg/hố, và phân NPK 0.2 kg/hố. Bón và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

- Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời râm mát, tốt nhất sau khi có mưa ta tiến hành vận chuyển và đem trồng

* Chăm sóc sau trồng

- Trồng dặm: sau khi trồng 10 -15 ngày, tiến hành kiểm tra và trồng dặm;

- Chăm sóc: định kỳ hàng năm làm cỏ, vun gốc xới xáo 2-3 lần kết hợp với bón thúc phân. Định mức bón phân NPK 0,2 kg/gốc, phân chuồng 3-5 kg/gốc bón cách gốc 20-30 cm. Tỉa bớt cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp. Trước mùa sinh trưởng, vặt hết lá già, cắt bớt cành khô, cành sâu bệnh.

Đến cuối mùa sau Sắng ta có thể đốn nhẹ cây rau Sắng để mùa rau năm sau cây rau ra nhiều ngọn hơn.

* Thu hoạch:

Cây rau Sắng được 1 tuổi ta có thể thu hái, ta thu hái những phần ngọn non, hái sát vào nách lá già, để thuận lợi cho việc nảy mầm của cây rau sau này. Ta hái thành từng bó, bó lá chuối bên ngoài giữ cho rau tươi lâu hơn. Nên sử dụng rau luôn sau khi thu hái, rau sẽ ngon, ngọt, giòn hơn. Mỗi 1 đợt rau ta thu hái 1 lần, nếu để quá lứa rau sẽ già ăn không ngon.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Hoàng Mai Thảo, Hoàng Thị Lệ Thu (2012), Cây đặc sản nông nghiệp, Đại học Hùng Vương.

D) CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau sắng? 2. Trình bày các kỹ thuật nhân giống cây rau sắng.

3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái cây rau sắng.

CHƯƠNG 5 Cây bưởi Đoan Hùng

Số tiết: 5 (Lý thuyết: 05; Bài tập, thảo luận: 0)

A) MỤC TIÊU :

- Về kiến thức

+ Hiểu rõ giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế, và triển vọng phát triển cây bưởi Đoan Hùng trong sản xuất cây ăn quả ở tỉnh ta.

+ Yêu cầu về điều kiện sinh thái, đối chiếu với điều kiện khí hậu đất đai nơi đang trồng hoặc nơi dự kiến sẽ trồng xem có phù hợp và trồng được hay không để tránh những tổn thất về sau.

+ Những vấn đề cần chú ý và các khâu kỹ thuật quan trọng để thâm canh tăng năng suất, tăng phẩm chất quả bưởi Đoan Hùng nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Về kỹ năng

+ Thực hành tốt kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, thiết kế, cắt tỉa, tạo hình, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh) đối với vườn cam quýt.

+ Thực hành kỹ năng thu hoạch và sau thu hoạch (thu hoạch, phân loại, bảo quản sơ bộ đối với sản phẩm quả) của cây cam quýt.

- Về thái độ

+ Sinh viên có đầy đủ kiến thức cần thiết để có thể chia sẻ kiến thức với cộng đồng.

B) NỘI DUNG:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w