Khai thác, chế biến và bảo quản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 25)

D) CÂU HỎI ÔN TẬP:

3.5.3.Khai thác, chế biến và bảo quản

4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía

3.5.3.Khai thác, chế biến và bảo quản

Giai đoạn cây đạt 28 – 30 tháng tuổi, có thể khai thác nhựa. Cây cắt nhựa năm đầu tiên gọi là “sơn non”, sơn cắt năm thứ hai gọi là “sơn thường” và sơn cắt năm thứ ba gọi là “sơn già”.

Dụng cụ cắt sơn gồm:

- Dao cắt sơn (lưỡi nhỏ, mỏng, sắc…)

- Chóc hứng nhựa (thường làm bằng vỏ trai, hay vẹm)

- Nằn đựng sơn (hộp hình trụ bằng gỗ hoặc tre đan, trát kín, đường kính khoảng 15cm, cao 15-20cm)

- Chia vét sơn (là một miếng mo cau hoặc gỗ lồng mức có dạng như chiếc chổi, dài khoảng 15cm để vét nhựa)

- Sải để chứa sơn (đan bằng tre, miệng hẹp, trát sơn kín, có dung tích 15 – 20 lít).

Việc cắt lấy nhựa phải đảm bảo các yêu cầu kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, tăng năng suất và chất lượng nhựa. Do đó kỹ thuật cắt sơn phải đạt các tiêu chuẩn:

- Cắt mỏng miếng, cắt sạch, đều, không để loã.

- Mở mặt cắt vừa phải, không rộng quá 2/3 chu vi vỏ cây sơn và không dài quá 2 – 3cm. - Cắt đúng cữ.

- Cắm chóc khéo, đảm bảo tận thu nhựa

Khi cây đến tuổi khai thác nhựa (bước vào năm thứ 3), có thể mở mặt cắt đầu tiên (vào tháng 2 – 3 Âm lịch) ở vị trí sát mặt đất. Có thể mở mặt cắt theo hình chữ V, hoặc vạch chéo “lá liễu”.

Trong 3 – 4 lần cắt đầu, thường bỏ không thu nhựa, vì số lượng ít và chất lượng thấp.

Cữ sơn: mỗi lần cắt sơn gọi là một cữ. Tuỳ theo thời gian cắt mà có tên gọi khác nhau. Cắt 2

ngày một lần gọi là “cữ hai”, 3 ngày cắt một lần gọi là “cữ ba”, 4 ngày cắt một lần gọi là “ cữ bốn”… Thường áp dụng “cữ ba”. Theo kinh nghiệm của nhân dân Phú Thọ, cắt “cữ ba” là tốt nhất, sơn chảy nhiều và có phẩm chất cao. Cắt “cữ hai” (còn gọi là “cữ non”) nhựa tuy nhiều, nhưng chất

lượng lại thấp. Về cuối năm, cây sinh trưởng kém, người ta thường áp dụng cắt theo “cữ bốn”, “cữ năm”. Nếu cắt theo “cữ ba”, trung bình một năm được khoảng 75-80 cữ.

Cắm chóc (có nơi gọi là “mắc chóc”): Có 2 kiểu “cắm chóc”: cắm vào vỏ cây (như ở Phù

Ninh, Lâm Thao) hoặc cắm vào gỗ cây (như ở một số địa phương thuộc huyện Tam Nông).

Khi khai thác, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt cắt là nhựa ngưng chảy. Do đó về mùa hè thường phải cắt từ 3-4 giờsáng để khi mặt trời mọc là đã cắt xong và khoảng 7-8 giờ sáng đã có thể trút lấy nhựa. Về mùa đông có thể cắt muộn hơn khoảng 1 giờ. Trường hợp đang cắt có mưa hoặc sắp mưa cần phải trút nhựa và ngừng cắt, tránh không để nước mưa làm giảm phẩm chất nhựa.

Khi nhựa ngừng chảy, bắt đầu thu chóc, dùng chia vét sơn cho vào nằn. + Tháng thu hoạch nhựa nhiều nhất: 8-9 Dương lịch.

+ Tháng nhựa có chất lượng cao nhất: 10-11 Dương lịch.

Nhựa thu về được trút vào sải, trên miệng sải đậy một tờ giấy bản to và đậy nắp kín để sơn không bị cháy. Với cách làm này có thể bảo quản nhựa sơn được hàng năm và để càng lâu chất lượng càng cao. Nhựa sơn đựng trong sải thường chia làm 3 lớp: lớp trên cùng có màu đỏ tươi, lóng lánh như dầu, được gọi là “mặt dầu” (đây là hợp chất urushiol); lớp giữa gọi là “sơn thịt” và lớp dưới cùng là nước. Sơn tốt là loại sơn có nhiều “mặt dầu” và ít nước.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:

1. Nhiều tác giả (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

2. Lê Duy Khiêm (1961), Kinh nghiệm trồng sơn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG:

1, Giá trị kinh tế và bảo tồn của cây sơn? Quan điểm của anh (chị) về tiềm năng phát triển cây sơn tại địa phương?

2, Nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học của cây sơn? 3, Kỹ thuật nhân giống, trồng và thu hoạch sơn đạt hiệu quả cao?

CHƯƠNG 4 Cây rau sắng

Tổng số tiết: 04 (Lý thuyết: 04 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

A) MỤC TIÊU: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiến thức: Sinh viên mô tả được đặc điểm thực vật, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, phân bố

của cây rau sắng; trình bày được kỹ thuật nhân giống và trồng cây rau sắng.

- Kỹ năng: Thao tác đúng kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây rau sắng.

- Thái độ: Hiểu đúng giá trị của cây rau sắng, trên cơ sở đó để bảo vệ và phát triển cây rau

sắng

B) NỘI DUNG:

4.1.Nguồn gốc, phân loại

Tên thường gọi: Cây rau Sắng;

Tên khác: cây mì chính, cây rau ngót rừng, Phắc van pá (tiếng Thái) Tên khoa học: Melientha suavis Pierre

Rau Sắng có 2 loại là rau Sắng gỗ và rau Sắng thân leo (Sắng dây).

Theo các cụ bô lão tại các bản dân tộc Thái loài cây này có cái tên là Phắc van pá (rau ngọt).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 25)