D) CÂU HỎI ÔN TẬP:
4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía
4.3. Tình hình sản xuất
* Phân bố:
- Ở Việt Nam, cây rau sắng có ở Lài Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Sông Bé, Bà Rịa Vũng Tàu (núi Đinh Gân Bà Rịa).
- Trên thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia. * Tình hình sản xuất rau sắng
Rau sắng là một trong những loài thực vật không những chỉ nâng cao tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, mà nó còn là một loại cây cung cấp nguồn rau ăn rất tốt cho con người. Ngọn non, lá, cụm, hoa và quả non được dùng để nấu canh, quả chín dùng để ăn.
Ngoài giá trị về mặt kinh tế, đây là cây đặc sản, dược liệu (chữa bệnh rất tốt), cây rau sắng là cây gỗ sống vài trăm năm có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan môi truờng Vườn quốc gia. Cây rau sắng có thể được nhân bằng hạt, hom rễ, có thể trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh, hoặc trồng xen với cây ăn quả. Cây rau sắng
hiện phân bố ở Vườn quốc gia Xuân Sơn và các xã vùng đệm. Số lượng cây tái sinh có tới vài chục nghìn cây, nhưng những cây lớn có thể cho thu hái quả không nhiều.
4.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Mọc rải rác trong rừng thưa ở thung lũng, chân vài đất, núi đá vôi, ven suối có độ cao 100 – 200m.
Nhiệt độ thích hợp để rau sắng phát triển là 22-240C.
Cây ưa bóng, trong thời kỳ cây còn nhỏ (1 đến 4 tuổi đòi hỏi độ che bóng 80%-90%), khi cây trưởng thành thì cần độ che bóng từ 40-50 %), cây ngoài ánh nắng trực xạ sinh trưởng và phát triển kém.
4.5 Kỹ thuật trồng