Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 32)

D) CÂU HỎI ÔN TẬP:

4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía

5.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái

5.2.1. Đặc điểm thực vật học5.2.1.1. Rễ 5.2.1.1. Rễ

* Sự phân bố của rễ phụ thuộc

- Đặc tính giống - Cách nhân giống

- Mực nước ngầm tầng đất canh tác và chế độ chăm bón.

* Sự hoạt động của bộ rễ

- Trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2 đầu tháng 3).

- Sau khi cành mùa thu đã sung sức.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của rễ cam quý

+ Nhiệt độ:

+ Độ thoáng của đất:

+ Độ pH: Giới hạn cho rễ cây cam là pH 4 – 8, thích hợp nhất là pH 5,5 – 6,5.

+ Chất dinh dưỡng: Đất giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là đủ các chất kích thích sinh trưởng sẽ có tác dụng tốt cho hoạt động của bộ rễ.

5.2.1.2. Thân cành

* Đặc điểm thân cành cam quýt

- Cam quýt có đặc điểm là tự rụng ngọn.

- Thân cành cam quýt thường bị rêu và địa y ký sinh. * Sự sinh trưởng của cành

Một năm cây cam quýt ra nhiều đợt cành: - Cành xuân: Nảy vào tháng 2 – 3 – 4 - Cành hè: Nảy vào tháng 6 – 7 – 8 - Cành thu: nảy vào tháng 9 – 10

- Cành đông: này vào cuối tháng 11 – 12

Trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung, cành ngắn. Cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng rải rác hơn. Cành thu kém hơn cành hè và cành đông yếu ớt nhất. Cành cam quýt khi còn non có màu xanh nên quang hợp được, về già vỏ cành chuyển màu nâu sẫm.

* Chức năng của các loại cành

+ Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành thu năm trước.

+ Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh. Có nhiệm vụ chính là quang hợp.

+ Cành quả: cành mang quả 5.2.1.3.

- Eo lá là đặc điểm để phân biệt giữa các giống

- Tuổi thọ lá tuỳ theo đặc điểm sinh trưởng và điều kiện dinh dưỡng của cây. - Hình dạng, màu sắc, độ lớn của lá tuỳ thuộc vào giống.

5.2.1.4. Hoa

* Đặc điểm cấu tạo hoa cam quýt

Hoa cam quýt là loại hoa đủ, có công thức cấu tạo như sau: K5C5A(20 – 40)G(8 – 15)

* Sự phân hóa và kích thích ra hoa

+ Thời kỳ phân hóa mầm hoa: từ sau khi thu hoạch đến trước lúc này lộc xuân.

+ Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh dưỡng trong thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt đới.

+ Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích thích ra hoa cho cam quýt ở vùng nhiệt đới

+ Nhiệt độ dưới 25oC trong nhiều tuần lễ là yêu cầu kích thích mầm hoa. Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm ứng ra hoa là 19 oC trong vài tuần và ngưỡng tối thấp là 9,4 oC.

+ Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn. + Biện pháp xúc tiến việc phân hóa mầm hoa thuận lợi:

- Bón đầy đủ phân (nhất là phân dễ tiêu) - Tỉa bớt hoa những năm sai quả

- Thu quả sớm ( nhất là năm sai quả).

* Sự ra hoa và sự đậu trái

- Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi.

- Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ phấn. Một số loài quýt có đặc tính tự bất thụ là quýt Clementine, quýt Orlando, Quýt Minneola, quýt Sunburst.

- Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn.

- Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có lá; Nhiệt độ cao (>350C) và sự khô hạn dễ gây ra sự rụng trái non.

* Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa

- Các chất đồng hoá

- Chất điều hoà sinh trưởng

- Nhiệt độ, chế độ nước và dinh dưỡng 5.2.1.5.Quả

* Sự phát triển của quả và những nhân tố ảnh hưởng

+ Sự phát triển trái

Sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4-6 tuần sau khi ra hoa

(2) Sự phát triển kích thước trái:

(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả

- Điều kiện ngoại cảnh - Chất kích thích sinh trưởng + Hiện tượng rụng quả sinh lý

- Lần 1: Sau khi ra hoa, quả khoảng một tháng.

- Lần 2: Khi quả đạt đường kính 3 – 4cm (cuối tháng 4), quả rụng không mang cuống. + Hiện tượng ra trái cách năm và biện pháp khắc phục

- Làm giảm sự ra hoa và đậu trái trong mùa thuận - Tỉa bớt trái trong mùa thuận

- Tạo sự khô hạn trong thời kỳ trái non làm rụng bớt trái

- Giảm lượng phân trong năm cho trái ít, tăng lượng phân trong năm cây cho trái nhiều - Trường hợp cây cho trái quá nhiều có thể làm cho cây chết

5.2.1.6. Hạt

+ Trong hạt có nhiều phôi, những phôi được thụ tinh là phôi hữu tính, số còn lại là phôi vô tính.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w