B. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong 1 2-
2.1.6.2. Tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 4 3-
Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, với các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm đông lạnh như tôm đông lạnh, ghẹ đông lạnh, sò đông lạnh…và một số mặt hàng giá trị gia tăng. Tuy nhiên, vài năm gần đây Công ty đã có sự quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại một số địa phương như: Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa còn khá khiêm tốn.
Ta có bảng thống kê tình hình tiêu thụ tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu như sau:
Bảng 2.6: Doanh thu tiêu thụ theo từng năm của Công ty.
ĐVT:1000Đ
Năm 2005 Năm 2006 SS 2006/2005
Chỉ tiêu
Gía trị % Gía trị % Gía trị % Tổng doanh thu 182.263.015 100,00 221.012.851 100,00 38.749.836 21,26 DT xuất khẩu 180.968.183 99,29 218.393.076 98,81 37.424.893 20,68 DT nội địa 1.294.832 0,72 2.619.775 1,20 1.324.943 102,33
Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh
Nhận xét :
Qua bảng ta thấy, trong tổng doanh thu của Công ty, doanh thu từ hàng xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng rất cao. Do xuất khẩu là mục tiêu chủ yếu của Công ty nên hàng năm doanh thu từ hoạt động này thường chiếm trên 90% tổng doanh thu. Hoạt động tiêu thụ nội địa tuy còn mới ở Công ty song vẫn có một tỷ lệ đáng khích lệ:
Năm 2006 doanh thu xuất khẩu tăng 37.424.893 ngđ tương đương tăng 20,68% so với năm 2005, còn doanh thu nội địa tăng 1.324.943 ngđ tương ứng tăng 102,33%, tăng gấp đôi so với năm 2005. Như vậy ta thấy năm 2005 doanh nghiệp
bắt đầu thực hiện chiến lược thâm nhập vào thị trường nội địa và đến năm 2006 đạt được kết quả nhất định.
Bởi vậy Công ty cần có phương hướng để cần đối dần giữa doanh thu nội địa và ngoài nước, vì thị trường nội địa cũng là thị trường rất tiềm năng cần được khai thác, nhằm hạn chế rủi ro, đem lại hiệu quả cao.
a,Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước:
Hiện nay, sản phẩm của Công ty vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng trong nước. Bởi Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm nhằm vào thị trường nước ngoài, còn thị trường trong nước còn bỏ ngỏ. Trong thực tế hàng năm Công ty vẫn nhận được các đơn đặt hàng trong nước tuy lợi nhuận thu được không cao so với tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong một vài năm lại đây Công ty đã xây dựng chiến lược cho thị trường trong nước do việc xuất khẩu thuỷ sản sang một số thị trường lớn như: MỸ, EU gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng gia tăng.
* Tại thị trường nội địa sản phẩm của Công ty được tiêu thụ theo kênh phân phối sau:
Sơ đồ 2.3: Hệ thống kênh phân phối tại thị trường trong nước.
Để hệ thống phân phối của Công ty hoạt động có hiệu quả Công ty nên tạo lập mối quan hệ với các đầu mối tiêu thụ lớn như: các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại. Nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất các sản phẩm phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt Nam. Đồng thời có chính sách giá phù hợp vừa đảm bảo lợi nhuận cho Công ty, vừa có thể cạnh tranh với sản phẩm của Công ty khác.
Công ty LongShin Các đại lý, siêu thị, nhà hàng Nhà bán lẻ Gian bán hàng lẻ của Công ty Người tiêu dùng
Bảng 2.7: Doanh thu tiêu thụ nội địa 9 tháng đầu năm 2007.
Đvt: 1000đ TT/Tháng Nha Trang Đà Lạt B.M.Thuột TP.HCM Đà Nẵng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 104.825 121.615 65.308 87.706 85.105 105.617 96.679 99255 465067 40.122 70.751 25.124 32.561 41.254 41.025 65.180 50.267 53.836 20.425 35.268 19.154 29.567 21.780 18.450 25.489 40.114 39.481 30.189 32.263 19.568 30.421 20.525 21.562 28.233 22.439 33.083 35.896 44.267 30.216 27.987 18.282 19.495 29.356 28.571 25.458 Tổng 1.231.117 402.120 249.728 238.283 257.528 : Doanh thu
Biểu đồ 2.2: Thể hiện doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa qua 9 tháng đầu năm 2007.
b, Tình hình tiêu thụ sản phẩm thị trường nước ngoài:
Thị trường là tấm gương phản ánh trung thực nhất về nhu cầu sản phẩm. Thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường giải
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 Nha Trang Đà Lạt B.M. Thuột TP.HCM Đà Nẵng Thị trường DT
quyết đầu ra nhưng cũng là cơ sở cho đầu vào. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường nước ngoài là vấn đề không dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Long Shin nói riêng.
Bảng 2.8 : Tình hình xuất khẩu theo thị trường
ĐVT: USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chệnh lệch (2005/2004) Chênh lệch(2006/2005)
THỊ TRƯỜNG
Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị %
Đài Loan 9.168.526 96,43 11.197.822,55 97,77 13.452.333,12 98,56 2.029.296,55 22,13 2.254.510,57 20,13
Nhật 339.332,1 3,57 175.621,14 1,53 110.473,14 0,81 -163.710.96 - 48,25 -65.148 -37,10
Mỹ - - 15.840 0,14 10.956 0,08 15.840 - -4.884 -30,83
Thị trường khác - - 64.398,8 0,56 75.805 0,56 64.398.8 - 11.406,2 17,71
Tổng 9.507.858,1 100.00 11.453.682,49 100.00 13.649.567,26 100.00 19.450824,39 20,47 2.195.884,77 19,17
Nhận xét :
Qua bảng 2.8 phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ở từng thị trường qua các năm 2004-2006 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng lên qua các năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm cũng tăng lên.
Công ty chọn thị trường Đài Loan là thị trường xuất khẩu đầu tiên của mình và là thị trường chính, thị trường truyền thống. Đài Loan là thị trường tiêu thụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty chiếm trên 95%.
Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan tăng 2.029.296,55 USD tương ứng tăng 22,13% so với năm 200 4, năm 2006 tăng 2.254.510,47 USD tương ứng tăng 20,13% so với năm 2005, vì đây là thị trường chính và luôn được chú trọng nên kim ngạch xuất khẩu sang thị tr ường này luôn tăng.
Thị trường Nhật : đây cũng là thị trường mà Công ty luôn chú trọng hàng năm, mặt hàng xuất khẩu sang thị trường chủ yếu là tôm sú đông lạnh, tuy nhiên những năm gần đây lại có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 163.710,96 USD tương ứng giảm 48,25%, năm 2006 giảm 65,148 USD tương ứng giảm 37,1% vì thị trường này có những đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật và an toàn thực phẩm đồng thời người tiêu dùng Nhật có xu hướng ngày càng ít dùng tôm vì vậy Công ty nên nghiên cứu và tìm kiếm những mặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Thị trường Mỹ : thị trường này không còn quá xa lạ đối với Công ty, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu tại thị trường này vẫn còn rất hạn chế, thể hiện kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng vì Công ty có xuất sang thị trường này mặt hàng mới như vỏ sò nhồi thập cẩm.
Thị trường khác là Hàn Quốc và Singapore, đây không phải là thị trường mới lạ đối với Công ty nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và xuất hàng sang thị trường này không thường xuyên, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại có xu hướng tăng.
Tóm lại: Qua phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty ta nhận thấy, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, chưa thực sự chú trọng tới thị trường trong nước vì vậy Công ty nên có biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa- một thị trường đầy tiềm năng này .
* Kênh phân phối tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.
Công ty đã xác định thị trường nước ngoài là đối tượng chính của mình vì thế chính sách phân phối sản phẩm hiện nay của Công ty được thể hiện rất rõ qua kênh phân phối. Đây là con đường đưa sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng:
Sơ đồ 2.4: Kênh phân phối tiêu thụ thị trường nước ngoài
Với kênh phân phối này: Sản phẩm từ Công ty được xuất bán cho một Công ty nhập khẩu, sau đó đơn vị này đưa sản phẩm vào siêu thị để bán rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Đây là hình thức phân phối chính của Công ty ở thị trường nước ngoài, đặc điểm chung của hai hình thức này là sản phẩm sau khi tới tay nhà nhập khẩu thì sản phẩm của công ty được chế biến lại. Việc chế biến lại có khi chỉ là thêm gia vị, cắt lát mỏng, đóng gói lại bao bì nhãn mác… sản phẩm lúc này không còn mang thương hiệu của Công ty. Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm qua hai kênh này có ưu điểm là tiêu thụ với số lượng lớn nhưng người tiêu dùng lại không biết đến tên tuổi của Công ty và về phía Công ty cũng không biết đến thị hiếu của người tiêu dùng.
Hàng năm Công ty xuất sang thị trường nước ngoài trên 90% sản lượng sản phẩm sản xuất, chính vì vậy mà tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty gắn liền với nhu cầu và sự biến động của thị trường các nước nhập khẩu. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt tại những thị trường như: Đài Loan, Hàn Quốc, Inđonexia, Singapore, Nhật Bản, Mỹ… Công ty Long Shin Siêu thị, nhà bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng Nhà nhập khẩu