Đại cƣơng về Etanercept

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của etanercept sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp (Trang 30)

1.6.2.1.Cấu trúc hóa học

Hình 1.5: Cấu trúc phân tử etanercept

Phân tử etanercept có cấu trúc đối xứng, mỗi bên là một protein đƣợc tạo thành bởi sự kết hợp giữa thụ thể TNFR2 (p75) với đoạn Fc của IgG1 ngƣời. Etanercept bao gồm 934 acid amin, có trọng lƣợng phân tử bằng 150 kDaltons.

1.6.2.2. Cơ chế tác dụng của etanercept

Hình 1.6: Cơ chế tác dụng của etanercept

Trên mỗi phân tử TNF-α có 2 vị trí gắn với receptor, tuy nhiên với cấu trúc hóa học nhƣ trên, mỗi phân tử etanercept nhƣ một gọng kìm bắt giữ phân tử TNF-α (cả sTNF-α và tmTNF-α) khiến phân tử này không còn khả năng gắn với thụ thể nội sinh nào khác [42, 43] do đó làm mất tác dụng của TNF-α.

Etanercept là thuốc duy nhất trong nhóm thuốc ức chế TNF-α ngoài khả năng gắn với TNF-α còn gắn với một số lymphokin khác nhƣ LTα3, tuy nhiên vẫn chƣa rõ tác dụng này.

Với nồng độ cao trong mô viêm của s TNF-α thì etanercept có hiệu quả trung hòa tác dụng của sTNF-α nhƣ adalimumab nhƣng khi mô cơ thể có

nồng độ thấp sTNF-α thì hiệu quả trung hòa tác dụng của etanercept gấp 20 lần so với adalimumab [4].

1.6.2.3. Dƣợc động học của etanercept

Sau khi tiêm dƣới da etanercept đạt đƣợc nồng độ đỉnh sau 48 h – 50h chứng tỏ thuốc đƣợc hấp thu chậm. Nồng độ ổn định trong máu đạt đƣợc sau 2 đến 4 tuần. So với infliximab và adalimumab, etanercept có thời gian bán thải ngắn nhất (khoảng 72 giờ) nên thuốc đƣợc tiêm một lần/tuần. Thể tích phân bố của etanercept lớn hơn so với 2 thuốc trên (khoảng 8 lít) đồng nghĩa với việc thuốc ngấm vào mô của cơ thể nhiều hơn. Cơ chế đào thải thuốc ra khỏi cơ thể còn chƣa đƣợc biết rõ, ngƣời ta cho rằng thông qua Fc bị bắt giữ ở hệ thống lƣới nội mô của cơ thể [44].

Mặc dù phát hiện đƣợc sự đào thải của etanercept qua nƣớc tiểu nhƣng không phát hiện thấy có sự tăng nồng độ của thuốc ở những bệnh nhân suy gan, suy thận cấp. Do đó không cần chỉnh liều ở những bệnh nhân này.

1.6.2.4. Liều lƣợng và cách sử dụng

Etanercept đƣợc dùng theo đƣờng tiêm dƣới da với liều 25 mg hai lần mỗi tuần hoặc 50 mg một lần mỗi tuần. Hiện nay thuốc đƣợc bào chế dƣới 2 dạng: dạng bột sau khi đƣợc hòa tan với dụng môi (do nhà sản xuất cung cấp sẵn) hút qua bơm tiêm để tiêm dƣới da, và dạng bút tiêm (dạng này chƣa có mặt tại thị trƣờng Việt Nam).

1.6.2.5. Tƣơng tác thuốc

Trong các nghiên cứu lâm sàng, không thấy có tƣơng tác nào khi dùng etanercept với glucocorticoid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau.

1.6.2.6. Tác dụng phụ theo nhà sản xuất

Tác dụng phụ đƣợc liệt kê theo tần suất, căn cứ theo xếp loại: Rất thƣờng gặp: > 1/ 10

Không thƣờng gặp: > 1/ 1000 nhƣng < 1/ 100 Hiếm: > 1/ 10000 nhƣng < 1 / 1000

Rất hiếm: < 1/ 10000

Tác dụng phụ của etanercept (Enbrel) gồm

Các nhiễm trùng

Thƣờng gặp: nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên, viêm phế quản, viêm bàng quang, nhiễm trùng da

Không thƣờng gặp: viêm phổi, viêm mô tế bào, viêm khớp nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết

Hiếm: lao phổi

Các rối loạn trong hệ thống máu và bạch huyết

Không thƣờng gặp: giảm tiểu cầu

Hiếm gặp: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính

Các rối loạn hệ thống miễn dịch

Thƣờng gặp: phản ứng dị ứng, hình thành tự kháng thể tự miễn Hiếm: dị ứng nghiêm trọng nhƣ co thắt phế quản, phù Quinck

Các rối loạn về gan mật

Hiếm: tăng men gan

Các rối loạn về da và mô dƣới da

Thƣờng gặp: ngứa Ít gặp: mề đay, ban Hiếm: viêm mạch ở da

Các rối loạn ở hệ cơ xƣơng

Hiếm gặp: hồng ban lupus bán cấp, hội chứng giống lupus

Các rối loạn về tim mạch

Các rối loạn thông thƣờng và tình trạng tại vị trí tiêm

Thƣờng gặp: các phản ứng tại vị trí tiêm (đau, sƣng, ban đỏ, ngứa)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của etanercept sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)