Những quy định pháp lý về cho vay trung dài hạn tại VietinBank

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương - chi nhánh thị xã phú thọ (Trang 49)

VietinBank - TX Phú Thọ trong 3 năm gần đây

2.2.1. Những quy định pháp lý về cho vay trung dài hạn tại VietinBank – TX Phú Thọ TX Phú Thọ

2.2.1.1. Danh mục văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay trung dài

hạn mà chi nhánh áp dụng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương TX Phú Thọ là một chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, hoạt

động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng công thương TX Phú Thọ phải chủ động trong tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ để cho vay, và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay, Chi nhánh TX Phú Thọ đang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:

- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 do Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do quốc hội thông qua ngày 15/06/2004;

- Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng;

- Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch đảm bảo;

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/04/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về cho vay bằng ngoại tệ của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/042005 của Thống đốc Ngân Hàng nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ban hành theo quyết định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/2/2010 thay thế cho quyết định 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 và quyết định số 123/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 10/05/2006 của Hội đồng quản trị về việc sửa đổi một số điều quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng công thương ban hành theo quyết định số 072/QĐ-

HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006;

- Quy định sửa đổi Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế ban hành theo quyết định số 1165/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 10/11/2011;

- Quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là TCKT ban hành theo quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006;

- Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP CTVN ban hành theo quyết định 2186/2012/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 30/12/2012 thay thế quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 6/9/2005; 296/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 1/8/2007; 1270/QĐ_HĐQT-NHCT37 ngày 10/12/2011;

- Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng ban hành theo quyết định 1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11/2011;

- Quy định cấp và quản lý giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành theo quy định 699/2013/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 02/07/2013 thay thế quyết định số 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/2/2010; 2156/2012/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 29/12/2012.

2.2.1.2. Những nội dung cơ bản trong việc áp dụng về hoạt động tín dụng trung dài hạn.

(1) Đối tượng cho vay

Các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn phải có đủ tư cách pháp nhân. Dự án xin vay phải là dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi hoặc các dự án cho vay dở dang, đã ký hợp đồng tín dụng từ năm trước nhưng phải được thông báo theo kế hoạch. Dự án đầu tư mới ưu tiên cho các ngành thủy điện, than, đạm và các doanh nghiệp may mặc, bao bì có vốn đầu tư nước ngoài,….

Các pháp nhân nước ngoài. VietinBank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống trừ những nhu cầu vốn sau:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

(2) Các điều kiện vay vốn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của VietinBank

- VietinBank có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình.

(3) Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay được xác định theo thông báo của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Việt Nam trong năm kế hoạch. Lãi suất cho vay được xác định tùy thuộc vào dự án, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, chính sách của ngân hàng cũng như sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

(4) Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, và thời hạn được phép kinh doanh của khách hàng. Thời gian cho vay được tính từ khi bên vay nhận được khoản vốn đầu tiên cho đến khi trả nợ. Thông thường, ngân hàng căn cứ vào thời gian khấu hao để xác định thời gian cho vay.

(5) Tài sản đảm bảo

Khách hàng có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để cầm cố, thế chấp. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cũng được coi là tài sản đảm bảo.

Các tài sản đảm bảo khác: - Bất động sản (nhà, đất…)

- Động sản (hàng hóa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…) - Giấy tờ có giá

(6) Hồ sơ vay vốn

Hồ sơ pháp lý: Gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: (Bản sao công chứng nhà nước)

- Quyết định thành lập (nếu có); - Giấy đăng ký kinh doanh; - Giấy phép hành nghề (nếu có);

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có); - Điều lệ hoạt động (nếu có);

- Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;

- Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).

- Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh…) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với VietinBank: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).

- Có vốn điều lệ theo quy định.

- Đăng ký mã số thuế

- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có) Hồ sơ khoản vay bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn. - Mục đích sử dụng vốn vay.

- Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án.

- Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ)

Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:

- Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn).

- Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định.

- Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay:

Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị (trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba có thể được coi như là tài sản đảm bảo. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại Vietinbank TX Phú Thọ. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm:

- Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với động sản: Giấy đăng ký tài sản (như Đăng ký xe ô tô), Hoá đơn tài chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản.

- Các quyền bao gồm: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các văn bản pháp lý khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có).

- Các giấy tờ khác: Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố.

(7) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay đối với một dự án đầu tư như sau:

(Nguồn: Trích theo “Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 về ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng Công thương”)

Bước 1 : Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ cho Phòng quản lý rủi ro

Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn, mục đích vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình

thẩm định/ tái thẩm định

Bước 3 :Soạn thảo hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận TSĐB và giấy tờ TSĐB và nhập các thông tin về khoản vay, kiểm tra giám sát việc nhập thông tin trên hệ

thống INCAS

Bước 7: Thanh lý HĐTD, giải chấp tài sản Bước 4 : Giải ngân

Bước 5 : Kiểm tra, giám sát vốn vay

2.2.1.3. Những đánh giá nhận xét về các văn bản, quy chế cho vay.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể tham gia hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hoạt động một cách an toàn, lành mạnh, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các quy định pháp luật đế xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ và của pháp luật, tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tiến trình hội nhập. Đồng thời, pháp luật cũng đã hướng tới quyền lợi của người dân. Các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành quy định về hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng là tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, các quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn nền kinh tế của nước ta.

- Việc nhà nước ấn định trần lãi suất huy động, không giúp nhiều cho việc hạn chế rủi ro trong hệ thống và cũng không đảm bảo lãi suất thực dương đế chống lạm phát. Mặt khác, việc thả nổi lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đấy lãi suất cho vay lên cao, gây áp lực nặng nề lên các chủ thế đi vay, đặc biệt là các doanh nghiệp. Từ đó ta thấy sự cần thiết của việc Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất trần cho vay bên cạnh lãi suất trần huy động. Nếu NHNN đưa ra được mức lãi suất trần hợp lý thì cả đôi bên đều có lợi, phía tổ chức tín dụng sẽ tính toán đế sau khi trừ các chi phí, lạm phát thì vẫn có lãi, phía doanh nghiệp cũng không bị ép khi đi vay. Mức lãi suất trần cho vay này nếu quá thấp thì lãi suất huy động vốn cũng thấp, lại khó thu hút được vốn.

- Cần sửa đổi một số quy định về cho vay không có tài sản bảo đảm vì khi tố chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, pháp luật không có quy định cụ thế về trách nhiệm của bên đứng ra bảo lãnh, tín chấp, rất dễ gặp rủi ro.

Đối với trường hợp ngân hàng cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ, các nhà làm luật nên quy định rõ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, chính phủ sẽ đóng vai trò là người bảo

lãnh đứng ra trả nợ cho bên vay, đảm bảo việc thu hồi vốn của các ngân hàng.

Trường hợp ngân hàng cho vay theo tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần quy định trách nhiệm cụ thế của các tổ chức đứng ra bảo lãnh và các phương thức đế xử lý khi ngân hàng không thu được nợ từ cá nhân, hộ gia đình nghèo đã vay vốn.

Khi trách nhiệm trả nợ được đảm bảo, các ngân hàng sẽ không còn e dè trong việc cấp vốn vay cho các đối tượng được bảo lãnh. Theo đó, những chính sách kinh tế, xã hội mà Nhà nước đặt ra sẽ được thực hiện một cách triệt đế và có hiệu quả hơn.

- Cần điều chỉnh lại các đối tượng cấm cho vay.

Việc quy định các đối tượng cấm cho vay theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã vô hình chung gạt bỏ những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng. Mặt khác, trên thực tế, mục đích cấm cho vay đối với các đối tượng đó là làm lành mạnh quan hệ cho vay, tránh trường hợp các cá nhân đó tư lợi không được thực hiện triệt đế. Bởi lẽ, bằng cách này hay cách khác, nguồn vốn vẫn được chuyển đến tay các đối tượng này dưới các hình thức trá hình khác nhau mà pháp luật không kiểm soát được. Chính vì vậy, pháp luật cần sửa đổi các quy đinh về các đối tượng thuộc diện cấm cho vay, theo đó, cha mẹ, vợ chồng, con của thành viên ban kiếm soát, tống giám đốc (giám

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương - chi nhánh thị xã phú thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)