- Hiện nay, VietinBank là một trong những ngân hàng chuyển sang hình thức quản lý vốn tập trung (FTP), chính vì vậy vai trò của VietinBank Việt Nam là rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Việc điều hòa nguồn vốn, điều chỉnh lãi suất mua – bán vốn là những công cụ hữu hiệu giúp tạo điều kiện cho hoạt động của chi nhánh. Chính vì vậy VietinBank cần phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh nhằm đưa ra những chính sách phù hợp với từng chi nhánh trong từng thời điểm cụ thể.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay trung dài hạn, thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống. Giúp cán bộ chi nhánh có đầy đủ văn bản, quy định để làm căn cứ cho các quyết định thẩm định của mình.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ thường xuyên đối với toàn hệ thống để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời. Sớm tìm ra những lỗ hổng để khắc phục và tránh gây ra những tổn thất không đáng có.
- Ngoài ra, VietinBank cũng cần hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin, nhân lực để giúp chi nhánh thực hiện tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, đó cũng là những biện pháp kịp thời thúc đẩy hoạt động của chi nhánh, tạo động lực phát triển cho các chi nhánh và toàn bộ hệ thống.
- Tổ chức hàng năm các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng về chuyên môn, pháp luật, kỹ năng thẩm định, marketing… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ trong chi nhánh, qua đó nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định và xét duyệt các dự án.
- Thực hiện tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến trong toàn hệ thống để cán bộ công nhân viên chi nhánh học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm,qua đó tự nâng cao,trình độ năng lực cho bản thân.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng TDH nói riêng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Nguồn tín dụng TDH là một trong những nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng tín dụng TDH là một trong những yêu cầu bức thiết của không chỉ các ngân hàng, mà còn là mong muốn của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan và cả nền kinh tế. Những tác động xấu của việc giảm chất lượng tín dụng TDH là vô cùng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và gây ra sự khủng hoảng hệ thống trong hoạt động của các ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động tín dụng TDH của các ngân hàng tuy vẫn đạt được những kết quả tốt nhưng còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn, trở ngại. Với dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và nguyên nhân chính là khủng hoảng trong hoạt động tín dụng tại Mỹ, tình hình kinh tế trong nước cũng không mấy khả quan, lạm phát tăng cao,tăng trưởng kinh tế chậm lại, cầu giảm sút, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các khoản nợ xấu gia tăng. Những ảnh hưởng tiêu cực lập tức tác động tới hoạt động của hệ thống NHTM, nợ xấu gia tăng, buộc phải cải tổ và tái cơ cấu, gây ra nhiều biến động trên thị trường.
Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ - mà cơ quan có trách nhiệm là NHNN đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm chế làm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trải qua hơn 20 năm thành lập, hoạt động và trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Chi nhánh VietinBank Phú Thọ đã có những biện pháp kịp thời trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đóng góp vào phát triển kinh tế địa bàn, đồng thời tự tháo gỡ khó khăn cho bản thân Chi nhánh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình hoạt động Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Nhận thức được vấn đề này, dưới sự
nhìn nhận, kinh nghiệm và những kiến thức và hiểu biết của mình, khóa luân tốt nghiệp của em mong muốn đề cập đến một số vấn đề trong hoạt động tín dụng TDH, từ đó đưa ra một số ý kiến, kiến nghị với mong muốn có thể nâng cao chất lượng tín dụng TDH tại chi nhánh VietinBank Phú Thọ.
Do thời gian thực tập chưa nhiều cùng với kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý của cô để khóa luận của em được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 493 /2005/ QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 do Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do quốc hội thông qua ngày 15/06/2004.
4. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà ( 2009). Quản trị Ngân hàng thƣơng mại. NXB Giao Thông Vận Tải. TP.Hồ Chí Minh
5. PGS. TS. Lưu Thị Hương (2005). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp.
NXB Thống Kê. Hà Nội
6. Hoàng Xuân Quế (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ƣơng. NXB Thống Kê. Hà Nội
7. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài (2011). Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Hà Nội
8. Peter S. Rose (2003). Quản trị ngân hàng thƣơng mại.NXB Tài Chính. Hà Nội
9. Frederic S.Mishkin (2001). Tiền tệ ngân hàng và Thị trƣờng tài chính.
NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật. Hà Nội
10. Nguyễn Văn Nam (2010). “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”.
http://luanvan.net.vn. 15/4/2010
11. Báo điện tử VnEconomy: http://vneconomy.vn/
12. Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: http://cafef.vn/
13. Website Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: http://Vietinbank.vn 14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh TX Phú Thọ, Báo
cáo kết quả kinh doanh năm 2011
15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh TX Phú Thọ, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
16. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh TX Phú Thọ, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013