Kiến nghị với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty đầu ty phát triển hạ tầng thuộc tổng công ty Viglacera (Trang 91)

- Số phát sinh trong quý 990225220 990225220 1/10KH 1451/10Khấu hao văn phòng, thiết bị2141 39700

QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA

3.4.2 Kiến nghị với Bộ tài chính

Thứ nhất, tên gọi tài khoản kế toán:

Tên gọi của tài khoản chính là tên gọi đối tượng kế toán. Vì thế, tên gọi của tài khoản kế toán phải phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà tài khoản phản ánh. Tuy nhiên, tên gọi của một số tài khoản hiện nay còn chưa phù hợp với nôi dung kinh tế mà nó phản ánh. Đặc biệt là một số tài khoản phản ánh tình hình thanh toán thuộc loại 1 và loại 3; chẳng hạn tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng” , tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” ,…Với tên gọi đó, các tài khoản này mới chỉ phản ánh được một phần nội dung mà các tài khoản này phản ánh, bởi vì đây là những tài khoản hỗn hợp, nghĩa là trong từng tài khoản đều phản ánh đồng thời hai mối quan hệ thanh toán phải thu và phải trả. Vì vậy, cần thiết phải sửa lại tên cho đúng với bản chất kinh tế mà nó phản ánh, tránh việc hiểu không rõ nội dung, kết cấu của tài khoản dẫn đến việc sử dụng không đúng với quy định. Theo em, để phản ánh được đúng bản chất và nội dung của đối tượng phản ánh tên gọi của tài khoản 131 phải là “ Thanh toán với người mua” ( hoặc “ Thanh toán với khách hàng”) và tên gọi của tài khoản 331 phải là “ Thanh toán với người bán” ( hoặc “ Thanh toán với nhà cung cấp”).

Thứ hai, phải nhanh chóng triển khai các chuẩn mực, thông tư hướng

dẫn chuẩn mực đã ban hành vào thực tiễn cùng với các văn bản pháp luật khác như: Luật kế toán, Nghị định hướng dẫn luật,… Chỉ có thông qua việc triển khai các văn bản trên vào thực tiễn, chúng ta mới có câu trả lời xác đáng nhất về tính phù hợp của hệ thống chuẩn mực, đồng thời, chúng ta mới có thể hoàn thiện chúng ngày một tốt hơn. Để làm được điều này, ngoài việc triển khai đến các doanh nghiệp sớm, cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống kết quả của công tác triển khai đó ở các loại hình doanh nghiệp.

Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo, các buổi hội thảo làm cho các văn bản trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với người thực hiện. Hiện nay, số lượng 26 chuẩn mực cho thấy đã khá đầy đủ với điều kiện của Việt Nam, vì vậy, thời gian này nên tập trung vào việc khảo sát tổng kết đánh giá hiệu quả của quá trình soạn thảo các chuẩn mực đã ban hành nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho các lần ban hành sau.

Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm kế toán được

trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đâoj đức nghề nghiệp nhằm đạt được sự công nghận của khu vực và quốc tế, nhằm đưa hệ thống chuẩn mực kế toán vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Đây là vấn đề cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới nào. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn về chuẩn mực kế toán tại các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp cần tiến hành sớm, thường xuyên và có sự phối hợp với nhau…

Thứ tư, cần tiếp tục nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp kế toán, kiểm

toán (VAA và VACPA). Càng hội nhập sâu trong lĩnh vực kế toán chúng ta cang nhận thấy vai trò của VAA và VACPA trong việc phổ biến chuyên môn kiến thức lý luận và thực tiễn về hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế, cho đất nước. Vì vậy, VAA và VACPA cần có những lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này.

Thứ năm, trình tự sắp xếp tài khoản kế toán:

Trình tự sắp xếp các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện qua số hiệu, tên gọi của tài khoản, thể hiện được vị trí của từng tài khoản trong hệ thống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp, giúp cho người làm kế toán dễ nắm bắt được nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các

tài khoản. Trình tự sắp xếp tài khoản kế toán về thực chất là trình tự đánh số hiệu vầ đặt tên các tài khoản kế toán. Công việc này liên quan đến việc thu thập thông tin, gắn liền với việc lập báo cáo tài chính. Như đã trình bày ở trên, các tài khoản phản ánh tài sản được xếp theo mức độ khả thanh hay hay khả năng chuyển đổi thành tiền, còn các tài khoản phản ánh nguồn vốn được xếp theo nợ phải trả rồi đến vốn chủ sở hữu. Mặt khác, các tài khoản phản ánh các nội dung có cùng bản chất kinh tế phải được sắp xếp vào cùng một loại.

Tuy nhiên, trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, việc sắp xếp các tài khoản kế toán vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc trên. Chẳng hạn, trong loại 2 “tài sản dài hạn”, các tài khoản phản ánh tài sản cố định được xếp trước các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư. Như đã biết, tài sản cố định đã và đang đầu tư là bộ phận cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất và một khi doanh nghiệp đã bán tài sản cố định để thanh toán thì doanh nghiệp khó mà tồn tại được. Chính vì thế, theo em, trình tự sắp xếp các tài khoản trong loại 2 “ tài sản dài hạn” phải theo trình tự từ các tài khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản ký quỹ ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn rồi mới đến tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Và do vậy, ký hiệu các tài khoản cũng thay đổi tương ứng với trật tự sắp xếp trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty đầu ty phát triển hạ tầng thuộc tổng công ty Viglacera (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w