Áp dụng chiến lược Marketing trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn chi nhánh huyện tiên yên (Trang 56)

Cho đến nay, công việc quảng bá, tiếp thị của chi nhánh đều do phòng kế toán đảm nhiệm, vì thế mà trong quá trình hoạt động nghiên cứu còn có nhiều phân tán trước các nhiệm vụ khác nhau. Do đó trong tương lai chi nhánh nên có một bộ phận Marketing riêng, hoặc có phòng Marketing càng tốt, để có thể nghiên cứu của khách hàng cũng như khả năng của Ngân hàng. Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện môi trường, với mục tiêu của Ngân hàng.Bởi hoạt động của phòng Marketing của Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng:

* Tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầc của khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp với Ngân hàng trong đó có chiến lược về huy động vốn.

+ Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Thu nhập với quy mô nhỏ, do vậy chủ yếu có nhu cầu tiết kiệm để hưởng lãi, nhằm tăng nguồn thu của mình. Nhu cầu tín dụng cũng có quy mô nhỏ, chu yếu là tín dụng tiêu dùng. Vì vậy Ngân hàng có các chiến lược Marketing giao tiếp khuyếch trương phù hợp trong từng giai đoạn.

49 Sinh viên thực hiện: Đinh Diệu Linh + Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Quy mô vốn lớn, chủ yếu gửi tiền để đáp nhu cầu an toàn, thanh toán, được tư vấn trong các hoạt động đầu tư. Có nhu cầu thanh toán thường xuyên, dưới dạng vay vốn hoặc bảo lãnh, thuê mua…Do vậy mà chiến lược Marketing thường phải tập trung vào các tiện ích khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như: nhận thanh toán lương, cung cấp thông tin, quá trình cho vay gọn nhẹ, tránh những thủ tục rườm rà, đặc biệt là những hoạt động về tiền gửi: phục vụ ngoài giờ, xuống tận trụ sở kinh doanh để nhận tiền thanh toán, tiết kiệm có kỳ hạn…

* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cả trong hiện tại và tương lai: Để đảm bảo thành công trong cạnh tranh ngoài việc nghiên cứu chiến lược sản phẩm thì Ngân hàng cũng phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đề ra các biện pháp phù hợp, đánh vào các điểm yếu của họ. Từ đó đảm bảo thành công cho Ngân hàng. Đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng hiện nay thì các Ngân hàng thương mại không những phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị trường cũng như khách hàng mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác trên thị trường tài chính như: Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…

Vì thế mỗi đối thủ khác nhau đòi hỏi các chiến lược kinh doanh cũng phải káhc nhau thì mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường

* Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thì với uy tín của NHTM quốc doanh thôi thì chưa đủ. Bởi, chiến lược sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào nhân viên, vào quá trình giao dịch giữa nhân viên với khách hàng. Do vậy chi nhánh nên tiếp tục quảng bá hình ảnh của chi nhánh tới các đối tượng khách hàng trong địa bàn. Bởi hoạt động này từ trước tới nay chi nhánh với chỉ dừng lại ở khâu

50 Sinh viên thực hiện: Đinh Diệu Linh tiếp thị trực tiếp thông qua quá trình giao tiếp với khách hàng, qua các tờ áp phích dán tại trụ sở và các phương tiện thông tin đại chúng ở phố, xã. Mặc khác việc làm này ở chi nhánh cũng không được tiến hành thường xuyên, phải liên tục. Do vậy mà hiệu quả chưa cao, chưa có tác dụng nhất định đối với công tác huy động vốn.

* Xác đinh, lựa chon thị trường mục tiêu phù hợp với Ngân hàng: Bất kì một hoạt động kinh doanh nào cũng nằm trong giới hạn khả năng của chủ thể. Do vậy việc phân đoạn thị trường sẽ giúp Ngân hàng tập trung nguồn lực vào thị trường phù hợp nhất. Từ đó giúp Ngân hàng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Đối với công tác huy động vốn, việc phân đoạn thị trường giúp cho Ngân hàng tiếp xúc với thị trường giàu tiềm năng nhất, Ngân hàng có khả năng khai thác nguồn vốn huy động một cách tối đa, hiệu quả nhất. Đồng thời nó cũng giúp cho Ngân hàng tìm ra thị trường có nhu cầu nhất trong hiện tại và tương lai, để Ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ tín dụng hơn nữa. Từ đó giúp Ngân hàng tham nhập sâu hơn vào thị trường, hiểu sâu hơn nữa về tâm lý, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn chi nhánh huyện tiên yên (Trang 56)