- Khách hàng gia công chắnh của công ty là DONGYANG PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD tại Trung Quốc.
- Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện, chỉẦ
- Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Nhật BảnẦtheo sự chỉ đạo của DONGYANG PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD.
Bảng 3. Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2009 Ờ 2011 ( ĐVT: USD)
Năm Quốc gia
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Mỹ 163.799 152.010 156.985
Canada 129.652 120.497 128.685
Nước khác 24.517 35.320 43.367
(Nguồn: phòng XNK)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Trong năm 2009, tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty sang thị trường nước Mỹ đạt 163.799 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,7%. Canada là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của công ty đạt 129.652 USD 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhật Bản với giá trị xuất khẩu 105.001 USD đạt 24,8%. Tỷ trọng 5,9% là thị trường tiêu thụ của các nước khác như: Hàn Quốc, Pháp...
Đến năm 2010, thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada giảm nhẹ từ 6%-7% so với năm 2009. Trong năm này, thị trường Nhật Bản tăng lên so với năm 2009 là 5.886 USD nhưng vẫn đứng sau Mỹ và Canada. Đặc biệt, trong thời gian này thị trường tiêu thụ các nước khác lại tăng 4,4%. Đây là dấu hiệu tốt của Công ty cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây cũng là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nên công ty đã nổ lực hoạt động nhiều hơn vào năm 2011.
Trong năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên: 23.020 USD, tăng 5,4% so với năm 2010. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Mỹ chiếm 35,5%. Canada vẫn là thị trường tiêu thụ sau Mỹ chiếm 29,1% , so với năm 2010 tăng 6,7%. Và đứng thứ 3 vẫn là thị trường Nhật Bản chiếm 25,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2011. Thị trường tiêu thụ của các nước khác lại là 9,9% tổng giá trị xuất khẩu và công ty vẫn đang trên đà phát triển ra các thị trường khác. Ta có thể thấy, năm 2012 là dấu hiệu tốt của việc xuất khẩu sản phẩm vì tổng giá trị xuất khẩu có chiều hướng tăng lên.
Như vậy, trong thời gian hơn 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của công ty có nhiều biến động nhưng không đáng kể. Cùng với xu thế chung của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, đó là thị trường tiêu thụ chắnh là Mỹ và EU, tuy hiện nay xuất khẩu mặt
hàng này vào Mỹ có giảm nhưng vẫn là thị trường lớn nhất. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất của công ty Bình Lan là Mỹ, tiếp đến là Canada. Tuy nhiên, sự chênh lệch thị trường giữa hai quốc gia này là không cao từ: 2%-5%. Nhật Bản luôn giữ vị trắ thứ ba và một lượng tiêu thụ nhỏ của các quốc gia khác. Cho đến thời điểm này, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định lại và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm kế tiếp.