VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
Hoạt động cho vay của ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu đối với các DNNVV. Tuy nhiên các ngân hàng hiện nay lại chủ yếu chỉ cho vay ngắn hạn nên các DNNVV rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn tài trợ trung và dài hạn. Việc thu hút các nguồn vốn rẻ, dài hạn từ bên ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng do các nguồn vốn trung và dài hạn của NH Việt Nam Thịnh Vượng còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư để phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt của các DNNVV là rất lớn. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quay vòng của các chương trình cho vay nước ngoài hiện có thì NH Việt Nam Thịnh Vượng cần tích cực
tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đây là tiền đề để chi nhánh có thể tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn như sau: -Ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, cụ thể là: lãi suất phải phù hợp với số lượng và thời hạn của nguồn tiền huy động; phải có mục tiêu là nhằm vào đối tượng cụ thể nào … Ngoài ra, việc xác định lãi suất hợp lý trong từng thời kỳ còn giúp cho ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận.
-Ngân hàng cần tăng cường cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm nhằm thu hút khách hàng như: tăng cường thêm các dịch vụ uỷ thác, bảo quản tài sản tư vấn...; đa dạng về thời hạn huy động, phương thức huy động.
Chi nhánh ngân hàng cần tạo lập và củng cố uy tín với khách hàng bằng cách: Tăng khả năng thanh toán chi trả; Củng cố xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, đầy đủ tiện nghi; Xây dựng chính sách kinh doanh hợp lý, kết hợp hài hoà ba mục tiêu lợi nhuận, an toàn và kinh doanh lành mạnh. Nếu quá chú trọng lợi nhuận sẽ mất an toàn hoặc kinh doanh không lành mạnh sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng; Chi nhánh cần tăng cường tuyên truyền quảng cáo, xây dựng hình ảnh tốt với khách hàng.
3.2.4.Nâng cao khả năng phân tích DNNVV trước khi vay và xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích các chỉ tiêu tài chính
Trước khi đưa ra quyết định cho vay đối với DNNVV, ngân hàng luôn phải đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp có khả năng về các tham vọng mà nó đưa ra hay không? Liệu NH có gặp phải rủi ro (DN có thanh toán đầy đủ nợ đến hạn thoả thuận) nếu như NH chấp thuận hợp tác với DN không? Đó là cơ sở cho việc quyết định mức độ, giới hạn cho vay.
Đối với hoạt động cho vay thì yêu cầu đặt ra không chỉ nâng cao được doanh số cho vay mà quan trọng hơn là phải nâng cao được chất lượng cho vay, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay, điều đó
có nghĩa là đối với từng khoản cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi.
Để đảm bảo được điều đó thì phải nâng cao được khả năng phân tích khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay. Trong đó nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định tài chính dự án là công cụ quan trọng được sử dụng để ngân hàng có những đánh giá tương đối chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh (dự án). Yêu cầu của công tác phân tích khách hàng đòi hỏi phải đưa ra được những đánh giá về khả năng hiện tại và tiềm tàng của DNNVV về sử dụng vốn cho vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích trước khi ra quyết định cho vay là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác công việc này còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó có nhận định về thái độ trả nợ của doanh nghiệp làm cơ sở để quyết định cho vay.
Khi phân tích DNNVV thì ngân hàng có thể dựa vào các tiêu chí:
Phân tích tài chính doanh nghiệp:
Đó là việc ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của các DNNVV quá bằng việc xem xét các báo cáo tài chính để từ đó tính toán các tỷ số về khả năng thanh khoản, tỷ số về hiệu quả hoạt động, tỷ số đòn bấy tài chính và tỷ suất khả năng sinh lời,..Nên tuân thủ đúng các bước tiến hành phân tích các tỷ số tài chính như sau:
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích. Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức.
Bước 3: Giải thích ý nghĩa các tỷ số vừa tính toán
Bước 4: Đánh giá về tỷ số vừa tính toán (như vậy là cao, thấp hay phù hợp). Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nếu bám chặt vào các bước này thì sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích các tỷ số tài chính.
Tuy nhiên việc phân tích các tỷ số tài chính còn có những hạn chế nhất định do điều kiện và trình độ tổ chức hệ thống thông tin tài chính của nghiệp nói của các DNNVV nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế (về mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tài chính, không đủ thông tin về các tỷ số bình quân). Điều này đỏi hỏi ngân hàng ngoài việc phân tích các tỷ số tài chính cần có những tiếp xúc trực tiếp với các DNNVV, đến tham quan thực tế tại nhà máy, phân xưởng, văn phòng,…để có thể cảm nhận một cách chính xác cái đang diễn ra.
Trong quá trình cấp tín dụng ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với 3 loại rủi ro là:
Thứ nhất, khoản vay bị đóng băng khi doanh nghiệp không thanh toán nợ vay theo đúng hạn đã định và yêu cầu kéo dài thời hạn trả nợ. Rủi ro này xuất hiện do doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư quá mức vào tài sản cố định hoặc chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động không xảy ra theo đúng dự kiến, hàng tồn kho, khoản phải thu bất thường tăng lên quá mức. Để hạn chế được rủi ro này, ngân hàng cần đánh giá khả năng và thời điểm xuất hiện dòng tiền của doanh nghiệp.
Phân tích phương án tài chính dự tính của DNNVV để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. Khoản vay hy vọng sẽ được hoàn trả bằng thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai. Do đó ngoài việc xem xét số liệu báo cáo tài chính quá khứ nhằm làm tiền đề cho việc dự báo khả năng xuất hiện dòng tiền, ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng đánh giá phương án tài chính dự tính cũng như các điều kiện tài chính của doanh nghiệp tương lai (thể hiện ở bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập dự tính). Nó sẽ giúp ngân hàng nhận biết được khả năng sinh lợi, nhu cầu vay, khả năng trả nợ gốc và tình hình tài chính của DNNVV trong tương lai. Vấn đề mà ngân hàng quan tâm khi đánh giá phương án tài chính là tính khả thi của phương án mà doanh nghiệp đề xuất. Vì thế, NH chỉ cần đánh giá tính khả
thi của các chính sách, mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra như: khả năng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, khả năng tiết giảm các loại chi phí cũng như các biện pháp tăng giảm lưu chuyển hàng tồn kho, khoản phải thu và khả năng tác dụng của vốn vay đến những mục tiêu này như thế nào.
Trong bước này để tránh tình trạng DNNVV thổi phồng doanh thu và giảm chi phí sao cho mới nhìn vào có vẻ rất khả thi và hiệu quả thì nhân viên tín dụng phải tiến hành xem xét lại. Yếu tố đầu tiên khi phân tích một phương án sản xuất kinh doanh là phân tích thị trường và dự báo doanh thu. Để phân tích tốt thị trường đòi hỏi bản thân cán bộ tín dụng phải am hiểu về tình hình thị trường của sản phẩm hoặc ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Am hiểu ở đây thể hiện rõ ở các mặt: am hiểu về nhu cầu thị trường, am hiều về giá cả và am hiểu về thị phần của doanh nghiệp mình đang xem xét cho vay.
Ngoài ra, ngân hàng nên phân nhiệm nhân viên tín dụng chuyên trách lâu dài theo ngành sản xuất kinh doanh để dễ dàng am hiểu đặc điểm và tình hình thị trường của ngành sản xuất kinh doanh đó.
Mặt khác không kém phần quan trọng là phân tích và đánh giá các khoản mục chi phí. Để phân tích và đánh giá mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí đòi hỏi nhân viên tín dụng phải am hiểu về kế toán quản trị, kế toán chi phí và cách tính giá thành sản phẩm. Từ đó, có thể phán quyết khoản mục chi phí nào là hợp lý, khoản mục chi phí nào không hợp lý.
Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay:
Nếu chỉ phân tích tình hình tài chính và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh không thì chưa đủ vì khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn sàng trả nợ của họ. Đôi khi có những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khả thi nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Những khách hàng như vậy thường có khuynh hướng đánh lừa nhân viên tín dụng bằng những hành vi che đậy và gây
nhiễu thông tin khiến cho cán bộ tín dụng phán quyết sai về khả năng trả nợ của họ.
Đánh giá về ban lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp
Khi đánh giá về ban lãnh đạo cán bộ tín dụng cần tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc của họ trong ngành xem họ có nắm được con số của doanh nghiệp họ không, có thực sự tâm huyết với công việc không, có được sự tín nhiệm từ phía nhân viên của họ không? Việc tiếp xúc với nhân viên với mục đích xem xét môi trường làm việc của họ như thế nào? Điều đó cũng phần nào giúp ích cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá doanh nghiệp.
Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Cán bộ tín dụng phải thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng thực thi của phương án vay vốn xem có phù hợp không. Tính toán khả năng trả nợ vay của khách hàng là từ nguồn nào, các nguồn ấy có đáng tin cậy không, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm.
Trong thời gian tới chi nhánh cần hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án. Ngân hàng cần phải tiếp thu, phổ cập và tăng cường áp dụng một cách sáng tạo những thành tựu về kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư mà các ngân hàng nước ngoài đang sử dụng vào công tác thẩm định dự án, hạn chế tối đa rủi ro đối với dự án đầu tư có vòng đời dài ngày.
Sau khi tiến hành phân tích tài chính DNNVV thì cán bộ tín dụng cần đưa ra được kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất quyết định nên hợp tác hay rút lui. Nếu đề xuất quyết định hợp tác thì cần áp dụng các biện pháp hay phương án bảo vệ nào đối với khoản vốn vay.