VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.2.1 Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.2.1 Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
Mỗi doanh nghiệp thích hợp với một loại cho vay khác nhau, đặc biệt là đối với các DNNVV. Vì DNNVV là loại hình doanh nghiệp rất đa dạng về ngành nghề kinh doanh nên nhu cầu vay vốn rất khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức cho vay của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này là tương đối ít. Hiện tại ngân hàng chủ yếu áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp và cho vay từng lần. Đối với DNNVV thì hầu như chỉ áp dụng hình thức cho vay từng lần. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn vay vốn theo hạn mức hoặc vay vốn theo dự án, đồng thời cũng hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. Vì vậy hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với DNNVV là một giải pháp mà chi nhánh cần phải thực hiện.
Chi nhánh cần linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức cho vay có tài sản đảm bảo bởi vì năng lực của DNNVV thường lớn hơn so với giá trị tài sản thực sự của doanh nghiệp. Do vậy, muốn mở rộng cho vay, chi nhánh cần mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng hình thức khác, có thể là hàng hóa, dịch vụ...
Song song với việc duy trì và cải tiến các sản phẩm cho vay truyền thống, để phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của đa số các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh nên nghiên cứu và triển khai thêm các sản phẩm cho vay mới phù hợp. Các sản phẩm cho vay mới được xây dựng trên cơ sở điều tra nhu cầu khách hàng và kinh nghiệm học tập của các ngân hàng trên thế giới.
3.2.2.Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điểm hạn chế của các DNNVV hiện nay là yếu kém trong việc xây dựng những dự án có hiệu quả và khả thi, vì vậy ngân hàng cần phải tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp trong công đoạn quan trọng này. Không chỉ dừng ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng, ngân hàng nên mở rộng hoạt động tư vấn cho DNNVV xem xét tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó giúp họ lập các phương án kinh doanh hiệu quả.
Ngân hàng cần tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, đôi khi là hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp do nhiều doanh nghiệp vay được vốn nhưng khi thực hiện các dự án còn nhiều bỡ ngỡ. Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức một mạng lưới thông tin để giúp đỡ các doanh nghiệp. Nhiều DNNVV do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác mà ký những hợp đồng bất lợi cho mình.