Dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010,

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Phòng kinh doanh thuộc AgriBank chi nhánh Huyện Vĩnh Tường (Trang 34)

2012

* Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ

Bảng 2.5. Tổng dư nợ và dư nợ cho vay doanh nghiệp2010, 2011, 2012

ĐVT: Tỷ VNĐ Năm 2010 2011 2012 Tăng/ giảm 2011/ Tăng/ giảm 2012/ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ DN 230,74 70,15 % 295,84 72,3% 335 72,1 % 28,2% 13,23% Tổng dư nợ 328,9 100% 408,2 100% 464,5 100% 24,11% 13,79%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PGD gửi BGĐ năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng dư nợ của khu vực doanh nghiệp tại PKD Vĩnh Tường qua các năm luôn chiếm 1 tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trung bình là từ khoảng trên 38% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Lý giải cho điều này là do những năm gần đây nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư xây dựng và phát triển ở đây do đó doanh số dư nợ vào khu vực doanh nghiệp có xu hưởng ngày càng tăng và đem lại khối lợi nhuận đáng kể cho PKD.

* Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp phân theo kỳ hạn

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn 2010, 2011, 2012 ĐVT: Tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PGD gửi BGĐ năm 2010, 2011,

2012)

Bảng 2.6 cho thấy dư nợ cho vay theo kỳ hạn tăng lên qua các năm. Trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tín dụng trong trung và dài hạn. Cụ thể: năm 2010 tỷ trọng tín dụng ngắn hạn là 68% trong tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp, năm 2011 tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn là 71% đến năm 2012 cơ số này là 68%. Ngoài ra, qua các năm tỷ trọng tín dụng dài hạn càng ngày càng tăng cao. Nếu như trong năm 2010, tỷ trọng tín dụng dài hạn so với tổng dư nợ tín dụng là 7% thì đến năm 2012 con số này đã lên tới 10%.

*Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

giai đoạn 2010, 2011, 2012 Năm 2010 2011 2012 Tăng/ giảm 2011/ Tăng/ giảm 2012/ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dài hạn 16,15 7% 26,62 9% 33,5 10% 64,8% 25,82% Trung hạn 57,5 25% 59,168 20% 73,7 22% 2,9% 24,56% Ngắn hạn 156,9 68% 210,1 71% 227,8 68% 33,9% 84,2% Tổng 230,74 100% 295,84 100% 335 100% 28,2% 13,23%

ĐVT: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng/ giảm 2011/ 2010 Tăng/ giảm 2012/ 2011 Công ty trách nhiệm hữu

hạn tư nhân 36,91 59,168 70,35 60,3% 18,89% Công ty cổ phần khác 138,44 186,37 207,7 34,62% 11,44%

Doanh nghiệp tư nhân 55,38 50,292 56,95 -9,18% 13,23%

Tổng 230,74 295,84 335 28,2% 13,23%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PKD gửi BGĐ năm 2010, 2011, 2012)

Có thể thấy trong khoản mục cho vay đối với doanh nghiệp thì PKD Vĩnh Tường qua các năm vừa qua mới chỉ có quan hệ tín dụng với 3 loại hình doanh nghiệp đó là công ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân đây cũng là một hạn chế, trong tương lai PKD Vĩnh Tường cần phải mở rộng hợp tác với các loại hình doanh nghiệp khác để hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của mình phong phú hơn. Qua bảng số liệu ta thấy PKD Vĩnh Tường chủ yếu cho vay vào loại hình công ty cổ phần loại hình doanh nghiệp này thường chiếm trên 50% trong tổng số dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Tiếp theo sau đó là công ty TNHH loại hình DN này cũng chiếm một tỷ trọng khá cao từ khoảng 20%30% trong tổng số dư nợ cho khách hàng DN. Hiện nay PKD cũng đang đầu tư phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp tư nhân. Tỷ trọng cho vay vào khu vực này đã có những tăng trưởng đáng kể so với năm 2010 thì năm 2011 tỷ lệ cho vay của PKD Vĩnh Tường vào khu vực này có mức tăng trưởng -9,18% tuy nhiên sang năm 2012 đã tăng 13,23% so với năm 2011.

Như vậy nhìn chung cơ cấu khách hàng doanh nghiệp tại PKD Vĩnh Tường vẫn chưa đa dạng tương xứng với tiềm lực của mình. Do vậy trong thời gian tới cần phải có một chính sách phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp cho hợp lý hơn.

Bảng 2.8. Phân loại cho vay doanh nghiệp theo quy mô

ĐVT:Tỷ VNĐ Năm 2010 2011 2011 Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNVVN 230,74 100 295,84 100 304,85 91% 28,21% 3,1% DN lớn - - - - 30,15 9% - - Tổng 230,74 100 295,84 100 335 100 28,2% 13,23%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PGD gửi BGĐ năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy trong 2 năm 2010,2011 thì PKD Vĩnh Tườn chỉ cho vay tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh số dư nợ cho vay vào khu vực này năm 2011 tăng 28,21% so với năm 2010 đây là một con số khá ấn tượng tuy nhiên sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng ở khu vực này chỉ còn là 3,1% nguyên nhân là do PKD đã mở rộng sang cho vay vào các DN lớn do vậy doanh số cho vay vào khu vực này đã giảm đi đáng kể.

Trong giai đoạn tới PKD Vĩnh Tường đã có chiến lược phát triển để mở rộng thêm các loại hình doanh nghiệp đến tham gia vay vốn tại PKD để đảm

bảo được số lượng vay vốn mà chi nhánh Vĩnh Phúc cho cũng như là đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.

2.2.4. Công tác phân loại nợ đối với khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.9. Phân loại nợ khách hàng DN các năm 2010, 2011, 2012

ĐVT: Triệu VNĐ Năm 2010 2011 2012 Tăng/ giảm Tăng/ giảm Quy Tỷ lệ Quy Tỷ lệ Quy Tỷ lệ Nợ quá hạn 15,36 6,66 % 12,57 4,25 % 7,37 2,2% - 18,16% - 41,3% Dư nợ DN 230,74 100% 295,84 100% 335 100% 28,2% 13,23%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PGD gửi BGĐ năm 2010, 2011, 2012)

Bảng 2.10. phân loại nợ quá hạn 2011, 2012 ĐVT: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu Ngày 31/12/2011 Ngày 31/12/2012 Tăng/ giảm So với năm 2011 Nợ đủ tiêu chuẩn 13,3 6,3 -52,63% Nợ cần chú ý 1,5 0,4 -73,3%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,5 0,1 -80%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ cho vay DN PGD gửi BGĐ năm 2011, 2012)

Nợ quá hạn là chỉ tiêu luôn được xem xét trước tiên trong đánh giá chất lượng của hiệu quả tín dụng cũng như hoạt động ngân hàng vì tín dụng là hoạt động nhiều rủi ro nhất. Trong thời gian qua ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại PKD đã có xu hương giảm dần trong các năm gần đây. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp năm 2011 của PKD Vĩnh Tường là 1,5 nhưng đến cuối năm 2012 tỷ lệ này chỉ là 0, 4 và dự kiến trong năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn khoảng dưới 1%.

2.2.5. Tình hình thu từ lãi cho vay của PKD

Bảng 2.11: Thu từ lãi cho vay 2010, 2011, 2012

ĐVT:Tỷ VNĐ Năm 2010 2011 2012 Tăng/ giảm Tăng/ giảm Quy Tỷ lệ (%) Quy Tỷ lệ (%) Quy Tỷ lệ (%) Thu lãi cho vay 436,7 83,72% 526,9 86,56% 595 92,24% 20,65% 8,23% Thu lãi khác 91,2 17,28% 81,8 13,44% 50 7,76% -5,34% -2,27% Tổng thu từ lãi 527,9 100% 608,7 100% 645 100% 15,31% 5,96%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD gửi BGĐ năm 2010, 2011, 2012)

Trên đây là kết quả thu hoạt động cho vay từ đó ta có thể thấy hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cao chủ yếu cho PKD Vĩnh Tường trong thời gian vừa qua. Tỷ trọng thu lãi từ cho vay luôn chiếm khoảng trên dưới 70% trong tổng số lãi mà PKD Vĩnh Tường thu được trong thời gian qua.

Tuy nhiên có thể thấy trong thơi gian gần đây khoản mục thu cho vay từ lãi tuy có tăng nhưng chậm và đang chiếm tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu thu lãi điều này do nhiều yếu tố tác động nhưng nó cũng phản ánh phần nào những khó khăn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.

Vì thế trong thời gian sắp tới để có thể nâng cao hơn nữa thu nhập cho PKD Vĩnh Tường vấn đề phát triển tốt hoạt động cho vay với doanh nghiệp cả về chất lượng và số lượng là vấn đề trọng tâm.

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của phòng kinh doanh thuộc Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường

2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của phòng kinh doanh thuộc Agribank chi nhánh huyện Vĩnh nghiệp của phòng kinh doanh thuộc Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường

Trong giai đoạn vừa qua NH No và PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Tường đã có những bước phát triển nhất định. Kết thúc 31 tháng 12 năm 2012 tổng tài sản đạt 272,8 tỷ đồng, tăng trưởng 5,12% so với năm 2011; Dư nợ đạt 464,5 tỷ đồng, tăng trưởng 13,79% so với 2011; Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 12,65 tỷ đồng tăng 52,4% so với 2011. Nhờ sự phát triển của NH như vậy mà PKD Vĩnh Tường trong quá trình hoạt động của mình cũng đã thu được những thành quả đáng kế trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng như là hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể là:

• Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm tăng trưởng rõ rệt năm sau luôn cao hơn năm trước và đặc biệt PKD kinh doanh ngày càng có lãi. Đặc biệt trong năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2011 là hơn 52,4%. Để

có được điều này các cán bộ nhân viên trong phòng đã phải nỗ lực cố gắng hết mình đặc biệt là đội ngủ lãnh đạo của phòng.

• Dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng nhanh và ổn định với quy mô tương đối lớn. Đặc biệt năm 2012 dư nợ tín dụng khách hàng DN chiếm tới 48% dư nợ tín dụng tại PKD tăng 5,68% so với năm 2011. Hứa hẹn trong năm 2013 dư nợ tín dụng khách hàng DN sẽ chiếm khoảng hơn 60% tổng dư nợ tín dụng tại PKD Vĩnh Tường. Đây sẽ là một khoản sinh lời tương đối cao và an toàn cho PKD.

• Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với PKD không chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ như trước nữa mà hiện nay còn có cả các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nội thất đây là những khách hàng lớn có quy mô tín dụng khá lớn và hứa hẹn sẽ là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Và chắc chắn trong thời gian tới số lượng khách hàng lớn đến vay vốn tại PKD sẽ không ngừng phát triển.

• Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn cũng trở nên cân đối hơn. Trong hoạt động cho vay thì mục cho vay trung và dài hạn đang được PKD đầu tư phát triển chiếm tới 22% dư nợ cho vay doanh nghiệp trong khi đó con số này trong năm 2011 chỉ là chiếm chưa tới 20%. Đây là khoản mục sinh lợi tương đối cao và an toàn ngân hàng cần chú ý phát triển.

• Tỷ lệ quá hạn có xu hướng giảm đi rõ nét. PKD đã kiểm soát và hạn chế được các rủi ro từ hoạt động cho vay đảm bảo an toàn tín dụng. Năm 2012 chỉ là 0,4 Điều này đồng nghĩa hoạt động cho vay doanh nghiệp trở nên an toàn và sinh lợi hơn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của PKD.

2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp

của phòng kinh doanh thuộc Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường

Tuy đã đạt được mức tăng trưởng của PKD hàng năm cao nhưng chưa bằng mức tăng truởng chung trong toàn bộ hệ thống AgriBank do trên địa bàn nhỏ hẹp có nhiều PKD của các NH khác hoạt động nên mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn, các sản phẩm về hình thức huy động vốn của

PKD vẫn chưa đa dạng chỉ chú trọng các sản phẩm truyền thống chưa thực sự tạo dấu ấn đậm nét trong các sản phẩm của mình, thiếu cơ chế tài chính sát thực trong chính sách khuyến mại và tiếp thị đối với khách hàng có nguồn gửi tiền lớn. Thực tế nguồn vốn huy động kém đa dạng chỉ tập trung vào tiền gửi tiết kiệm của khu vực dân cư quanh đó.

Quy trình tín dụng để cấp cho doanh nghiệp theo các chuyên gia đánh giá là khá hoàn thiện nhưng còn có nhiều phức tạp chưa thực sự có chính sách linh hoạt trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng DN.

PKD thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng chưa chính xác do các khách hàng cung cấp dẫn đến cán bộ tín dụng xác định sai tính khả thi và hiệu quả của dự án, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của khoản vay sau khi PGD cấp cho DN.

Các sản phẩm cho vay chủ yếu vẫn là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng do đó vẫn chưa có hệ thống đa dạng các sản phẩm cho vay điều này tạo nên những khó khăn nhất định cho hoạt động tín dụng khách hàng DN.

2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Quá trình cung cấp dịch vụ còn quá nhiều khâu, nhiều công đoạn, tuy đảm bảo yêu cầu đúng, đủ thủ tục nhưng còn làm chậm quá trình xét duyệt vay vốn. Nhiều khách hàng có nhu cầu về thủ tục cũng mất cơ hội trở thành khách hàng của NH nói chung và với PKD nói riêng.

Quy định chặt chẽ về bảo đảm tài sản. Một điều kiện bắt buộc để PKD cho doanh nghiệp vay vốn cũng là điều kiện khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng vượt qua được. Để phòng ngừa rủi ro, các quy định cho vay của AgriBank nói chung và PKD Vĩnh Tường nói riêng rất coi trọng tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với doanh nghiệp lần đầu tiên có quan hệ tín dụng với PKD. Chính vì những điều này mà có nhiều trường hợp PKD bỏ qua cho khách hàng có tiềm năng thực sự, có khả năng kinh doanh hiệu quả chỉ vì

không có tài sản đảm bảo nợ vay. Hoặc không chứng minh được tài sản đảm bảo của mình.

Chưa có nhiều các lớp học nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống AgriBank nói chung và cho cán bộ tại PKD Vĩnh Tường nói riêng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới: Tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 có những diễn biến hết sức phức tạp và chịu tác động sâu sắc của các biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Trong bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn. Trong đó, nổi lên là vấn đề lạm phát tăng cao trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô cả năm . Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của các DN đang vay vốn tại PKD, ảnh hưởng của việc giá dầu tăng vọt từ đó làm các chi phí giá cả khác tăng theo. Không những thế tình hình thị trường chứng khoán cũng lên xuống thất thường liên tục biến động theo mức sụt giảm trong nhiều thời gian gây tác động lớn đến nhu cầu vốn, biến động lãi suất,.. khiến hoạt động tín dụng của PKD cũng như nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp biến động mạnh. Chất lượng các khoản tín dụng khách hàng DN cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Thái độ hợp tác của các DN với PKD trong việc cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, những khó khăn gặp phải khi khách hàng vay vốn tại PKD là chưa tốt. Đặc biệt là khi khách hàng tiến hành trả nợ hàng tháng thì một số khách hàng không hợp tác khiến cho việc thu nợ gặp phải những khó khăn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Phòng kinh doanh thuộc AgriBank chi nhánh Huyện Vĩnh Tường (Trang 34)