tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường
3.2.1.Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng
Đây có thể coi là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Bởi vì công tác cán bộ là công tác trọng tâm vì trong bất cứ hoạt động nào yếu tố con người luôn là trung tâm quyết định chất lượng công việc một cách có hiệu quả nhất. Việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng được thực hiện cụ thể qua các công việc:
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng tại PKD: Yếu tố chuyên môn là yếu tố rất cần thiết cho nghiệp vụ tín dụng vì khi nắm vững
chuyên môn bài bản, các văn bản luật, kiến thức kinh tế chung sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng tự tin giao tiếp xử lý tốt công việc đem lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Do vậy để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ trong AgriBank và trong Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường thì AgriBank có thể:
+ Tăng cường tập huấn đào tạo nghiệp vụ các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, cập nhật nâng cao các chương trình đào tạo bám sát thực tế cho cán bộ tín dụng.
+ Khuyến khích tinh thần tự học, học hỏi chuyên môn lẫn nhau giữa những nhân viên tín dụng lâu năm và mới để nâng cao trình độ và độ đoàn kết trong tầng lớp công nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tu dưỡng nhân cách đạo đức cho cán bộ công nhân viên làm việc tại PKD
- AgriBank và PKD phải đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật thích đáng. Nguyên tắc chung của việc khen thưởng kỷ luật nhân viên là phải được thực hiện một cách công bằng, tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các cán bộ tín dụng làm việc tại PKD.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nội bộ và công tác bố trí cán bộ trong PKD. Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho PKD vì thế việc kiểm tra định kỳ sổ sách, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra là biện pháp thường xuyên. Không những thế để nâng cao tính hiệu quả cho hoạt động tín dụng khách hàng DN thì PKD phải đánh giá đúng năng lực cán bộ tín dụng để bố trí cho phù hợp. Vấn đề cốt lõi ở đây tính hiệu quả và an toàn của khoản vay phải được đặt lên trên hết.