Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại PKD Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Phòng kinh doanh thuộc AgriBank chi nhánh Huyện Vĩnh Tường (Trang 50)

Thẩm định tín dụng là quá trình cán bộ tín dụng thu thập xử lý thông tin về doanh nghiệp để ra quyết định có cho vay hay không. Vì thế để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại PKD các giải pháp có thể thực hiện là:

- Tiến hành thu thập thông tin đầy đủ chính xác

Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay. Các cán bộ tín dụng tại PKD có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn xác định sao cho thật chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thông tin có thể là từ:

+ Phỏng vấn trưc tiếp

+ Từ công tác kiểm tra thăm quan trực tiếp cơ sở sản xuất doanh nghiệp + Thu thập từ bạn hàng doanh nghiệp, ngân hàng mà doanh nghiệp đang vay nợ, từ báo chí, truyền hình…

+ Thu thập thông tin từ CIC, cơ quan thuế, hải quan..

Tiếp đó cán bộ tín dụng cần phải tiến hành phân loại đánh giá xếp loại cho có hệ thống để dễ ra quyết định sau này.

- Thực hiện tốt công tác xử lý thông tin.

Đó là quá trình đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, phương án kinh doanh..Thông thường tại quá trình này các ngân hàng thường sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp phân tích dòng tiền để đánh giá. Đây là những phương pháp đơn giản dễ thực hiện có thể sử dụng để so sánh với chỉ tiêu chung toàn ngành cung cấp sát tình hình thực tế. Tuy nhiên hiện nay các phương pháp này mắc phải nhược điểm

là hệ thống chỉ tiêu còn nhiều sự không trùng lắp trong cả hệ thống do vậy ngân hàng có thể sử dụng nhiều biện pháp thay thế bổ trợ có hiệu quả như chấm điểm tín dụng, xếp loại doanh nghiệp.

Những nội dung mà cán bộ tín dụng cần quan tâm khi thẩm định dự án là: - Quy mô, thời gian của dự án.

- Mục tiêu và phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và mạng lưới kênh phân phối sản phẩm dịch vụ.

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

- Thị trường mục tiêu của dự án, thị trường các đối thủ cạnh tranh và mức biến động của các yếu tố thị trường.

- Khâu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yếu tố hiệu quả tài chính, lợi nhuận của dự án.

Ngoài ra cần phải có các biện pháp khác như là:

+ Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tín dụng.

AgriBank cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, khoa học công nghệ để phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh của AgriBank nói chung và với hoạt động tín dụng khách hàng DN nói riêng.

+ Xây dựng quy trình cho vay tại PKD ngày càng hoàn thiện và linh hoạt

Quy trình cho vay là yêu cầu bắt buộc các cán bộ tín dụng phải tuân theo khi tiến hành cho vay. Tại PKD Vĩnh Tường quy trình cho vay về điều kiện cho vay đã được cụ thể hóa rất rõ trong quy định hướng dẫn cấp tín dụng tại các PKD của AgriBank. Tuy nhiên trong quy định cho vay thực tế PKD đang áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp vì vậy nhiều khi mang lại tính linh hoạt và hiệu quả không cao cho PKD. Vì thế đề hoàn thiện

hơn nữa hoạt động cho vay khách hàng DN thì AgriBank và PKD Vĩnh Tường cần phải:

- Tiến hành phân loại kỹ lưỡng khách hàng dựa trên đó áp dụng các hình thức phù hợp.

- Thực hiện chặt chẽ các bước trong quy trình tín dụng tại PKD sao cho đảm bảo nhanh, hiệu quả an toàn, các bước không chồng chéo lên nhau đặc biệt thực hiện tốt các bước trước đề làm cơ sở đánh giá thực hiện các bước tiếp theo nhanh gọn dễ dàng.

3.3.Kiến nghị.

3.3.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

PKD Vĩnh Tường thuộc Agri Bank do đó mọi quyết định của AgriBank đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của PKD nói chung và với hoạt động tín dụng khách hàng DN nói riêng. Do đó để hoàn thiện hơn hoạt động tín dụng khách hàng DN tại PKD Vĩnh Tường em xin có một số kiến nghị và đề xuất với AgriBank như sau:

- AgriBank phải kết hợp đưa ra các giải pháp và thực hiện đồng thời các giải pháp trên sao cho có hiệu quả

- Ngân hàng phải thực sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng đa dạng hóa khách hàng, mở rộng thị phần bằng cách chú ý đến công tác tiếp thị, quảng cáo để hình ảnh của AgriBank dần đi vào tâm trí của khách hàng.

- Các khoản vay đối với doanh nghiệp trung và dài hạn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng vì thế ngân hàng nên tập trung phát triển mảng cho vay này có hiệu quả.

- Một biện pháp nữa cũng không kém phần quan trọng là ngân hàng phải làm tốt công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp khi tiến hành cho vay. Điều đó đồng nghĩa phải có định hướng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng có thể thực hiện công tác "khoán" đến từng cán bộ tín dụng, thực hiện tốt công tác thu thập thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành thường xuyên phân loại doanh nghiệp, phân loại nợ đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

- Đồng thời phải có bộ phận tư vấn thông tin xây dựng kế hoạch cụ thể hoàn thiện chính sách marketing quảng cáo để mở rộng tiếp cận khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Về quy trình cho vay doanh nghiệp nên điều chỉnh linh hoạt hơn, đơn giản hơn chú trọng khâu thẩm định tài sản đảm bảo, hoàn thiện chính sách lãi suất, chính sách tín dụng...cho phù hợp điều kiện thực tế.

- Cuối cùng Ngân hàng chú trọng phát triển công tác huy động vốn, nghiệp vụ cho thuê tài chính, phát triển mạng lưới chi nhánh dịch vụ đi kèm sao cho phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

3.3.2. Đối với chính phủ

Chính phủ đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cấp cao nhất vì thế trong hoạt động cho vay ngân hàng và hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp thì các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn. Từ nhận thức đó hoạt động của chính phủ phải thật hoàn thiện và phát huy tối ưu tính năng ưu việt của mình. Các biện pháp của chính phủ cần thực hiện là:

- Thứ nhất, phải đề ra những biện pháp chính sách, kế hoạch đúng đắn ổn định nền kinh tế vĩ mô về lãi suất, tỷ giá…tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả không chỉ đối với ngân hàng mà còn là các doanh nghiệp

- Thứ hai, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ tạo môi trường pháp lý

đầy đủ. Thực tế hệ thống văn bản pháp luật hiện nay còn chưa đồng bộ và nhiều khi còn chồng chéo vì thế chính phù nên hoàn thiện tối ưu các quy định hỗ trợ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng như hoạt động đi vay của các doanh nghiệp. Nhất là văn bản liên quan về thuế, hải quan, bất động sản .. hợp lý giúp doanh nghiệp tiến hành tốt công việc sản xuất kinh doanh.

- Thứ ba, Chính phủ nên xem xét và có quy định ký lưỡng về thành

phần doanh nghiệp nhà nước việc xử lý những vi phạm cũng như tình trang nợ đọng của thành phần này. Đồng thời có giải pháp thực tế quy định tỷ lệ góp vốn ngân hàng liên doanh nước ngoài để phát triển một mức nào đấy thành phần này do tính hiệu quả mà thành phần này mang lại cũng là rất lớn.

3.3.3. Đối với NHNN

- NHNN là cơ quan có trách nhiệm quản lý chung hệ thống TCTD cũng như thị trường tài chính. Vì thế NHNN cần hoàn thiện các công cụ quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách ban hành các văn bản pháp luật kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp như hiện nay.

- Thực hiện tốt quá trình triển khai hiện đại hóa hệ thống ngân hàng đặc biệt trong nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng.

- Tiếp tục xây dựng quản lý chặt chẽ nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng( CIC). Trung tâm này phải thực hiện tốt việc xử lý thông tin cập nhật thường xuyên số lượng khách hàng vay vốn, nắm bắt kịp thời báo cáo tài chính bắt buộc TCTD phải thực hiện nghiêm chỉnh. CIC phải thực sự là trung tâm xử lý lưu trữ thông tin tín dụng có hiệu quả.

- NHNN phải sớm thực hiện quy hoạch định hướng xây dựng bước đi chiến lược cho sự phát triển chung của doanh nghiệp Việt nam để các DN thực sự chủ động mạnh dạn sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- NHNN cũng phải thường xuyên cung cấp thông tin tình hình tài chính doanh nghiệp, NH thông tin kế toán kiểm toán ... để hỗ trợ tốt cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng trong công việc của mình.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể nói trong những năm qua hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng DN nói riêng của PKD Vĩnh Tường đã có những bước phát triển mạnh mẽ kết quả kinh doanh qua các năm đều có sự tăng trưởng rất ấn tượng đồng thời hoạt động tín dụng khách hàng DN cũng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho PKD. Tuy nhiên PKD cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động của mình tới khách hàng nhất là trong hoạt động tín dụng. Vì thế hướng đến giai đoạn sắp tới PKD nói riêng và AgriBank nói chung cần phải tập trung phát triển không chỉ các hoạt động truyền thống và thế mạnh sẵn có của mình mà còn phải tăng cường công tác đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích, các sản phẩm cho vay để phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn. Dựa vào nền tảng PKD sẵn có cộng với định hướng quản lý hợp lý từ AgriBank thì PKD hoàn toàn có thể nâng cao vị thế của mình không những là một PKD đứng đầu trong chi nhánh Vĩnh Phúc mà còn là một PKD đứng đầu trong toàn hệ thống của Agribank.

Với những kiến thức em đã học được từ ghế nhà trường và trong quá trình thực tập tại PKD Vĩnh Tường em xin đưa ra một số giải pháp về việc hoàn thiện hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại PKD. Chuyên đề đã nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của PKD trong thời gian vừa qua, các kiến thức cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại và các chỉ tiêu, giải pháp cần để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng PKD Vĩnh Tường. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn cũng như là hạn chế về trình độ do đó chuyên đề này cũng có những sai sót khuyết điểm em mong nhận được sự đóng góp, góp ý của thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình ngân hàng thương mại Trường Học Viện Ngân Hàng. NXB Thống Kê do NSƯT-TS. Tô Ngọc Hưng làm chủ biên

2. Quản trị ngân hàng thương mại GS. Lê Văn Tề

3. Giáo trình tài chính doanh nghiệp NXB Tài Chính do PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS. Bạc Đức Hiền làm chủ biên.

4. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân do TS.Nguyễn Hữu Tài làm chủ biên năm 2002

5. Các báo cáo mà PKD Vĩnh Tường gửi BGĐ chi nhánh huyện Vĩnh Tường các năm 2010, 2011, 2012.

6. Trang Http://www.Agribank.com.vn 7. Tạp chí ngân hàng.

8. Quy trình cho vay đối với khách hàng DN tại Agribank 9. Trang http://tailieu.vn

10. Bài giảng môn Quản trị ngân hàng thương mại do PGS.TS. Phan Thị Thu Hà biên soạn năm 2002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

========*******========

Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: Nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thanh Lớp: Ngân Hàng A – Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Mã sinh viên: 13110583 Khóa học: 2011- 2013 ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Phòng kinh doanh thuộc AgriBank chi nhánh Huyện Vĩnh Tường (Trang 50)