kiểm tra giám sát các khoản cho vay và hạn chế rủi ro một cách hợp lý
Trong kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro đó có thể là rủi ro tỷ giá, lãi suất, tín dụng...nhưng có thể nói rủi ro cho vay là lớn nhất trong rủi ro cho vay thì rủi ro cho vay doanh nghiệp là lớn nhất bởi vì số lượng cho vay vào khu vực doanh nghiệp thường rất lớn chiếm khoảng 60% tổng số dư nợ tín dụng. Vì thế:
+ Thực hiện chấm điểm tín dụng phân loại khách hàng thường xuyên hợp lý theo uy tín để đảm bảo an toàn cho vay.
+ PKD nên tiến hành phân loại rủi ro theo từng nhóm đối với hoạt động cho vay là các DN
+ Kiểm tra giám sát, trích lập dự phòng, yêu cầu TSBD … đưa ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro phát sinh một cách thấp nhất
+ Đồng thời AgriBank cần thiết xây dựng quy trình tín dụng thống nhất, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng, phát triển công nghệ, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm cho vay DN, thực hiện tuân thủ quy định an toàn tín dụng chặt chẽ trong toàn hệ thống.
3.2.4. Đa dạng hóa khách hàng DN tại PKD
Sự phát triển hoạt động cho vay của doanh nghiệp gắn liền với số lượng khách hàng doanh nghiệp quan hệ với PKD và quy mô các khoản vay. Trong
thực tế các năm vừa qua PKD chỉ có quan hệ tín dụng với 3 loại hình DN chính đó là: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Vì thế để phát triển tốt hoạt động này PKD phải có những biện pháp thiết thực đa dạng hóa tìm kiếm khách hàng:
Đối với khách hàng truyền thống của PKD nên ưu đãi xây dựng và củng cố tốt đẹp mối quan hệ. Đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng mới tăng số lượng khách hàng cũng như quy mô tín dụng. Cùng với các hoạt động trên, PKDcần phải thường xuyên phân loại khách hàng theo các tiêu chí như mức độ quan hệ, theo nhu cầu vay vốn, quy mô hoạt động khách hàng đặt lợi ích PKD trong lợi ích với khách hàng DN để đảm bảo hai bên có lợi nhuận.
Việc đa dạng hóa khách hàng vay vốn không chỉ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà cón có thể giúp PKD phân tán rủi ro phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp một cách mạnh mẽ.