Cơ cấu vốn FDI từ Hàn Quốc phân theo khu vực

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 55)

Theo bảng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo khu vực (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013) ở phụ lục:

Tính đến 31/12/2013, địa phương thu hút vốn FDI của Hàn Quốc lớn nhất cả nước là Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp đến là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và đứng thứ 5 là TP.Hồ Chí Minh.

Bà Rịa – Vũng Tàu đã có được những bước tiến vượt bậc trong thu hút FDI từ Hàn Quốc thời gian qua. Năm 2004 Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong thu hút FDI của Hàn Quốc đến năm 2006 đạt được trí thứ 4 và đến năm 2013 Bà Rịa – Vũng Tàu đã vươn lên vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng thu hút FDI từ Hàn Quốc. Tính đến năm 2013, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được 37 dự án với tổng vốn đăng ký hơn2,37 tỷ USD và vốn điều lệ 771,54 triệu USD chiếm 1.81% số dự án, 15,91% tổng vốn đăng ký và 17,75% vốn điều lệ – cao nhất cả nước.

Trong khi đó, Hà Nội thu hút những 557 dự án chiếm những 27,29% số dự án nhưng tổng vốn đầu tư chũng chỉ khoảng hơn2,21 tỷ USDvà hơn 570,62 triệu USD vốn điều lệ, chiếm 14,84% tổng vốn đầu tư, 13,12% tổng vốn điều lệ. Chứng tỏ Hà Nội thu hút được nhiều dự án nhưng hầu hết là các dự án nhỏ với tổng vốn không cao.

Hải Phòng và Thái Nguyên cũng đang leo hạng trong top các địa phương thu hút FDI từ Hàn Quốc. Cho đến thời điểm này, Hải Phòng thu hút được 21 dự án, chỉ chiếm 1,03% số dự án nhưng số vốn đăng ký và vốn điều lệ đều ở mức cao. Vốn FDI từ Hàn Quốc đăng ký đầu tư vào Hải Phòng là hơn 1,63 tỷ USD chiếm 10,93% tổng vốn đăng ký và vốn điều lệ hơn 124,88 triệu USD tương đương 2,87% tổng vốn điều lệ. Năm 2013 có thể gọi là năm đột phá của Thái Nguyên trong việc thu hút vốn FDI nói chung và vốn FDI của Hàn Quốc nói riêng. Sự góp mặt của tập đoàn Samsung cùng việc khởi

52

công xây dựng tổ hợp tại khu công nghiệp Yên Bình trị giá gần 2 tỷ USD vào tháng 3/2013 đã tạo một điểm sáng cho kinh tế Thái Nguyên. Cho đến trước khi Samsung vào đầu tư, Thái Nguyên vẫn luôn mất hút trên các bảng xếp hạng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng nay, Samsung thực sự đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên khi đưa tỉnh thành này lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các khu vực thu hút FDI từ Hàn Quốc. Tính đến năm 2013, Thái Nguyên có 23 dự án chiếm 1,13% số dự án với số vốn đăng ký khoảng 1,4 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đăng ký và 128,17 triệu USD vốn điều lệ tương đương 2,95%. Chỉ trong năm 2013, với 3,352 triệu USD vốn FDI thu hút được, Thái Nguyên đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI trong năm và dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn FDI.

Trong khi đó, cũng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thu hút được rất nhiều dự án (454 dự án chiếm những 22,24% số dự án) nhưng vốn đầu tư đăng ký cũng chỉ là 1,22 tỷ USD chiếm 8,2% tổng vốn đầu tưvà 586,79 triệu USD vốn điều lệ tương đương 13,5% chứng tỏ các dự án mà TP Hồ Chí Minh thu hút được cũng hầu hết là các dự án nhỏ với tổng vốn không cao.

2.3.4 Cơ cấu vốn FDI từ Hàn Quốc theo hình thức đầu tƣ

Bảng 2.16: FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam theo hình thức đầu tƣ. (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

T T Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1815 12,654,873,908 3,621,568,845 2 Liên doanh 202 2,033,258,616 607,522,330 3 Công ty cổ phần 22 142,414,578 31,014,578 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 87,567,711 87,567,711 Tổng số 2,041 14,918,114,813 4,347,673,464

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hiện tại vốn FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam chủ yếu thông qua bốn hình thức chính là thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư thông qua công ty cổ phần và

53

thông qua hợp đông hợp tác kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp có 100% vốn Đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất 88,93% với tổng vốn đầu tư đăng kí chiếm 84,83% và vốn điều lệ đạt 83,3%. Như vậy hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ khá cao về cả số dự án, số vốn đăng ký và vốn điều lệ.Hình thức liên doanh giữa nhà Đầu tư Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai với số dự án chiếm tỷ trọng 9,9%, tổng vốn đầu tư đăng ký chiếm 11,83% và vốn điều lệ chiếm 11,97%, Số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh không thực sự nhiều nhưng lượng vốn đăng ký cũng như vốn điều lệ đếu khá cao. Điều đó cho thấy các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh nên được chú trọng đẩy mạnh phát triển hơn nữa để tạo hiệu quả tối ưu cho nên kinh tế. Tuy nhiên các nhà đầu tư Hàn Quốc thì lại thích đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có thể để đảm bảo an toàn số vốn bỏ ra hơn hoặc các hình thức liên doanh liên kết ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc cho các nhà đầu tư Hàn Quốc. Ngoài ra thì đầu tư theo hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp cả về số dự án, số vốn đăng ký và vốn điều lệ. Các nhà đầu tư Hàn Quốc không mấy hứng thú với hai hình thức đầu tư thông qua công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2.4 Một số chính sách biện pháp mà Việt Nam đã sử dụng để thu hút vốn FDI từ Hàn Quốc. vốn FDI từ Hàn Quốc.

Thứ nhất, các văn bản luật về FDI vào Việt Nam liên tục được sửa đổi bổ sung. Trong đó có những điều chỉnh đáng hoan nghênh:

 Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai

 Đối với những dự án quan trọng Nhà nước đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động

 Doanh nghiệp được thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng để vay vốn

 Luật đất đai mới đã tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản với sự tham gia của đầu tư nước ngoài.

54

 Danh mục dự án đầu tư được quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư

 Các dự án được khuyến khích đầu tư

Nhà đầu tư được đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó khuyến khích đầu tư vào các dự án:

 Công nghệ cao và công nghệ thông tin

 Công nghiệp chế tạo

 Vật liệu mới và năng lượng mới

 Ngành công nghiệp phụ trợ

 Đầu tư phát triển giống cây trồng và giống vật nuôi mới

 Nuôi trồng và chế biến nông, lâm hải sản

 Xây dựng kết cấu

 Y tế, giáo dục đào tạo

 Các dự án bị hạn chế đầu tư

 Dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

 Dự án về tài chính, ngân hàng

 Dự án tác động đến sức khoẻ cộng đồng

 Dự án về lĩnh vực văn hoá thông tin, báo chí, xuất bản

 Dự án về dịch vụ giải trí

 Dự án về kinh doanh bất động sản

 Dự án về khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái

 Dự án về phát triển giáo dục và đào tạo

 Các dự án bị cấm đầu tư

 Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

55

 Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

 Các dự án gây tổn hại sức khoẻ nhân dân, làm huỷ hoại thiên nhiên, tài nguyên phá huỷ môi trường.

 Các dự án sử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hoá chất độc hạibị cấm theo điều ước quốc tế.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư.

 Ưu đãi về thuế: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…

 Mức thuế suất 10%, 15%, 20%, và 28%, tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề, mục tiêu hoạt động và địa bàn đầu tư

 Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: tối đa 4 năm và giảm 50% thuế CIT trong 9 năm tiếp theo

 Các doanh nghiệp FDI được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định (thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được).

 Dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp: thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.

 Dự án sản xuất trong khu công nghiệp: thuế suất 15% trong 12 năm, miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm liên tiếp theo.

 Dự án cung cấp dịch vụ trong khu công nghiệp: thuế suất 20% trong vòng 10 năm, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 6 năm tiếp theo.

 Dự án Đầu tư vào khu kinh tế được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 Dự án Đầu tư vào khu kinh tế có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng được hưởng thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án.

56

 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giữa khu phi thuế quan với nước ngoài và với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

 Hàng hoá sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

 Ưu đãi cao hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Người nước ngoài được mua nhà ở và thuê đất ở trong khu kinh tế…

 Ưu đãi về sử dụng đất: thời gian sử dụng đất, thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, thuê mặt nước.

 Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá 70 năm.

 Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà Đầu tư chấp hành đúng phát luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét ra hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

 Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và phát luật về thuế.

 Ưu đãi về chế độ chuyển lỗ

 Các doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

 Thời điểm bắt đầu thời gian miễn thuế là năm tài chính đầu tiên mà doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ. Trường hợp năm tài chính đầu tiên được miễn thuế giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất

57

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới 6 tháng, doanh nghiệp có quyền đuợc miễn thuế ngay năm đó.

 Ưu đãi về chế độ khấu hao tài sản cố định

Dự án Đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi Đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.

Thứ ba,cải thiện môi trường Đầu tư của Việt Nam.

Việt Nam là nước có môi trường chính trị ổn định và môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế đó mở rộng với hầu khắp các nước. Môi trường pháp chế đang được tích cực và hoàn chỉnh. Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới biến động hết sức phức tạp như cuộc chiến ở Trung Đông ngày càng gay gắt, các cuộc khủng bố nổ ra ở khắp nơi, đặc biệt gần đâylà tình hình căng thẳng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên hay lệnh trừng phạt Nga của cộng đồng thế giới sau động thái của Nga về việc chấp nhận để Crimea sáp nhập vào Nga sau khi tách khỏi Ukraine làm cho tình hình chính trị kinh tế thế giới biến động không ngừng. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định nhất.

Về kinh tế tương đối ổn định, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới (năm 2001 tốc độ tăng trưởng là 7%). Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam ở năm 1997, Việt Nam là nước ít chịu ảnh hưởng nhất, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là hợp lý.

Môi trường kinh tế – chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài về những rủi ro do biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để Việt Nam có thể tích cực khai thác được dòng vốn FDI vào Việt Nam.

58

Thứ tư, luật đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện.

Thực hiện đường lối mở cửa, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đó được ban hành từ tháng 12 năm 1987 trải qua hơn 10 năm đưa vào thực tiễn cuộc sống, đầu tư nước ngoài (FDI) đó phát huy nhiều tác dụng như chúng ta đó thu hút được 3672 dự án, tổng vốn đăng ký 41603,8 triệu USD với tổng số vốn pháp định 19617,8 triệu USD; thu hút được khoảng 67 đối tác trên khắp thế giới đầu tư vào hầu hết các ngành nghề sản xuất. Vốn FDI cũng được thu hút vào 61 tỉnh, thành phố, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Kết quả đạt được là do luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được sửa đổi hoàn thiện theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn các đối tác đầu tư nước ngoài. Những sửa đổi tạo sức hấp dẫn thu hút FDI cụ thể một số điểm sau:

 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2000 đó bổ sung thêm điều khoản: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp.”

 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ: Theo nghị định này, một số lĩnh vực đầu tư như xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đó được đưa ra khỏi doanh mục bắt buộc phải liên doanh, thay vào đó nhà đầu tư có thể đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.

Tuy đã có nhiều đổi mới hấp dẫn trong Luật đầu tư nước ngoài nhưng hiện nay luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài trong 8 lĩnh vực là:

59

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)