Lợi thế của Việt Nam trong thu hútFDI

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 32)

Môi trường xã hội và chính trị ổn định

Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Tình hình

29

kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và phát triển toàn diện. Đặc biệt, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của gần 30 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của ta mạnh lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường của đất nước trên 80 triệu dân.

Sự phát triển có nhiều triển vọng của nền kinh tế trong môi trường chính trị – xã hội cơ bản ổn định, môi trường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi và những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động của đất nước sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ các nguồn ngoại lực, trong đó có FDI để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cùng với việc Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng đã tích cực, chủ động hơn trong công tác chỉ đạo điều hành (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án) sẽ củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực.

Cùng với sự ổn đinh về chính trị – xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.

Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương.

Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng

30

và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia (TNCs).

Có những lợi thế so sánh

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc. Việt Nam đặc biệt có nhiều yếu tố thuận lợi trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đây lại là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm và ưa thích.

Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng đa dạng phong phú.

Hoạt động xúc tiến đầu tư của cả nước được đúc kết qua thời gian với sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ đã được nâng tầm cao hơn trước, tăng tính hiệu quả hơn so với các năm trước. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng tốt đẹp hơn qua thời gian.Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư – xúc tiến thương mại và du lịch.

Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư Hàn Quốc khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là Việt Nam phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài. Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu hút các nhà đầu tư vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả những lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 32)