Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 88)

Trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phía đối tác Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành xí nghiệp liên doanh của cán bộ quản lý, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý khác nhau nên có sự bất đồng trong việc ra quyết định, nhiều quyết định mang tính thời cơ bị bỏ lỡ do thiếu dứt khoát và quyết đoán. Ngoài ra sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về phong tục tập quán, phong cách làm việc gây cản trở lớn trong công việc. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, có nhiều dự án đã bị giải thể mà nguyên nhân từ mâu thuẫn trong công việc giữa hai bên đối tác. Chính vì thế mà Việt Nam phải có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

Một là, tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán

bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc doanh nghiệp; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

85

Hai là, phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong

các doanh nghiệp. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Về mặt chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ba là, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và

các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh. Bốn là, bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và nhà quản lý trong các doanh nghiệp có thể thực hiện được. Đối với giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như:

86

 Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đây có lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nước ta.

 Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế.

 Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh.

 Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về phong tục tập quán, lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả sẽ làm cho các đối tác FDI bên phía Hàn Quốc coi trọng và chủ động hợp tác với bên Việt Nam, tăng cường đầu tư FDI sang Việt Nam.

87

KẾT LUẬN

Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đón nhận được sự quan tâm tin tưởng đầu tư của nhiều bạn hàng khắp châu lục. Với những gì mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện, họ trở thành nước luôn nằm trong top dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư Hàn Quốc…để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này. Tuy vậy, trong quá trình còn ngắn khi tham gia hội nhập quốc tế, cùng với vốn kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ít so với nhiều quốc gia khác, những tồn tại trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài là điều không tránh khỏi: như sự thay đổi nhanh chóng luật pháp, thủ tục hành chính phiền hà, nguồn lực thiếu thốn…Và chúng ta cũng đang đứng trước một số thực tế đáng buồn về thu hút FDI Hàn Quốc như: sự đầu tư không đồng đều giữa các địa phương, hay những tồn tại về quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp…Nhưng sự tăng trưởng trong số vốn và số dự án của FDI Hàn Quốc, cũng như sự xuất hiện đầu tư của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Tôi xin phép kiến nghị một sốgiải pháp về luật pháp, chính sách, quy hoạch, cơ sở hạ tầng,lao động,xúc tiến và giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm giải quyết những gì còn đang tồn tại và gợi mở những phương án tháo gỡ những mặt còn chưa tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Một lần nữa, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của các thầy cô giáo và bạn bè, để luận văncủa tôi được đầy đủ và chính xác hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2008”

2. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2009”

3. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2010”

4. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2011”

5. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2012”

6. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2013”

7. Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (2013), “Báo cáo tổng kết

đầu tư Hàn Quốc 2008 – 2013”.

8. Alan Phan(2014). “Hiện tượng FDI đổ vào Việt Nam”. Góc nhìn Alan Phan.

9. Bùi Thúy Vân (2012),Đề án cấp Bộ “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”.

10. Đặng Ngọc Sự (2004), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tạp chí kinh tế phát triển, số 81 tháng 3/2004. 11. Lê Hoàng – Tân Đức – Huy Đức (2004), Thu hút đầu tư nước ngoài -

vẫn còn chậm chân, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 709.

12. Lê Thế Giới (2004), Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí kinh tế phát triển, số 87 tháng 9/2004.

13. Nguyễn Đình Tài (2003), Sự phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa, Hội thảo quốc tế “Luật và toàn cầu hóa”, Hà Nội tháng 3/2003.

89

14. Nguyễn Ngọc Định (2003), Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 157 tháng 11/2003.

15. Nguyễn Văn Phú (2003), Đầu tư vào doanh nghiệp FDI, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 643.

16. Võ Thanh Thu (2005), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2004: thực trạng, kiến nghị và giải pháp, Tạp chí điện tử Phát triển kinh tế, số tháng 1/2005.

90

PHỤ LỤC

Bảng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo khu vực. (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

TT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 37 2,372,996,546 771,535,090 2 Hà Nội 557 2,213,334,197 570,621,947 3 Hải Phòng 21 1,631,146,150 124,883,150 4 Thái Nguyên 23 1,402,220,000 128,170,000 5 TP Hồ Chí Minh 454 1,223,554,328 586,785,114 6 Bắc Ninh 186 950,731,574 231,918,826 7 Bình Dương 197 657,795,985 297,756,628 8 Đồng Nai 107 638,612,419 240,027,647 9 Quảng Ngãi 4 370,700,000 73,235,000 10 Tây Ninh 11 356,325,000 71,986,450 11 Long An 56 344,386,000 147,305,421 12 Vĩnh Phúc 28 287,845,000 148,913,142 13 Tiền Giang 13 283,397,619 83,247,619 14 Đà Nẵng 16 272,113,101 43,245,786 15 Khánh Hòa 11 267,305,688 40,996,938 16 Hải Dương 33 227,594,808 79,616,200 17 Phú Thọ 37 149,998,079 120,869,915 18 Hà Tĩnh 6 147,200,000 23,430,000 19 Hưng Yên 49 126,473,920 55,946,386 20 Hà Nam 21 121,300,000 61,100,000 21 Bắc Giang 44 108,182,684 54,003,301 22 Bình Phước 28 97,485,000 48,068,000 23 Thái Bình 4 73,608,700 26,469,985 24 Bến Tre 3 71,500,000 37,450,000 25 Ninh Bình 9 71,138,333 38,805,000 26 Bình Thuận 9 67,626,804 16,276,804 27 Thừa Thiên-Huế 4 63,000,000 33,830,000

91 28 Nghệ An 10 56,570,000 21,506,842 29 Nam Định 6 38,880,572 17,940,572 30 Thanh Hóa 8 36,545,000 15,662,000 31 Quảng Nam 4 34,665,000 32,036,806 32 Lâm Đồng 11 34,037,000 18,652,000 33 Trà Vinh 5 32,347,960 20,247,960 34 Cần Thơ 4 26,798,185 23,420,012 35 Hòa Bình 5 17,000,000 13,500,000 36 Yên Bái 4 14,500,000 14,500,000 37 Tuyên Quang 2 12,155,914 4,993,840 38 An Giang 4 9,268,295 2,075,817 39 Đắc Nông 1 3,040,000 3,040,000 40 Vĩnh Long 4 2,037,000 1,637,000 41 Quảng Ninh 2 1,800,000 1,500,000 42 Bạc Liêu 1 374,571 - 43 Bắc Cạn 1 333,000 333,000 44 Đồng Tháp 1 190,381 133,266 Tổng số 2,041 14,918,114,813 4,347,673,464

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 88)