Nguyên nhân của những bất cập

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 70)

Một là,nguyên nhân từ phía Hàn Quốc.

Vấn đề về vốn.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc tuy đăng ký đầu tư vào Việt Nam với 1 số vốn rất lớn nhưng trên thực tế lại không thực hiện đúng và đủ số vốn mình đã đăng ký. Số vốn nhà đầu tư Hàn Quốc thật sự mang sang Việt Nam đầu tư rất nhỏ so vs con số đã đăng ký trước đó (ước tính chỉ bằng 30% vốn đăng ký).

Vấn đề về lĩnh vực đầu tư.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư rất nhiều vào các địa phương phát triển, các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, xây dựng hay dịch vụ nhưng không để ý đến các địa phương khó khăn hơn, các lĩnh vực nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp… mặc dù các địa phương và các ngành này đưa ra rất nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cũng không thể hoàn toàn trách phía Hàn Quốc do các công ty đầu tư sang Việt Nam với mục đích tìm kiếm nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư ưu tiên của phía Hàn Quốc cũng đã và đang gây ra sự mất cân bằng trong dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Vấn đề về chuyển giao công nghệ.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam thường chỉ chuyển giao công nghệ từng phần, chuyển giao cho nhiều nước khác nhau chứ không chỉ riêng Việt Nam hay dùng công nghệ hạng hai, hạng ba, công nghệ đã qua sử dụng một thời gian dài, công nghệ lạc hậu, không tân tiến vì muốn bảo toàn công nghệ của đất nước. Điều này làm cho hiệu quả chuyển giao công

67

nghệ qua hoạt động FDI không cao, Việt Nam không đạt được mong muốn về chuyển giao công nghệ khi mở cửa, ưu đãi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ cho Hàn Quốc.

Vấn đề về vi phạm pháp luật.

Một số nhà đầu tư Hàn Quốc vì lợi nhuận mà thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hay lách luật khi hoạt động ở Việt Nam. Hay cũng có một số doanh nghiệp sử dụng lao động không hợp lý, có những hành vi bóc lột và chèn ép người lao động về thừi gian, sức lực, tiền lương và các chế độ của người lao động. Những hành động như thế này gây ra rất nhiều tổn thất cho nền kinh tế cũng như người lao động Việt Nam.

Hai là,nguyên nhân từ phía Việt Nam.

Vấn đề về hệ thống luật pháp, chính sách.

Hệ thống luật pháp Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn, thống nhất hơn, chặt chẽ hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, hiện nay luật pháp Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng đáng kể, thiếu tính nhất quán, đồng bộ, chồng chéo nhau và chưa ổn định. Không chỉ là hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư của Việt Nam cũng chưa đồng bộ, hay thay đổi và khó đoán trước. Việc thực hiện chính sách ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, các cơ quan thực thi chính sách lơ là, thực hiện không đúng với những biện pháp mà chính sách đề ra. Hơn thế nữa, có những chính sách của Việt Nam ngay từ khi ban hành đã không theo sát với tình hình thực tế, không thích hợp với các đối tượng chính sách...Đây chính là điều khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc hoặc là lo ngại không muốn đầu tư vào Việt Nam hoặc là tìm cách lách luật khiến cho hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI từ Hàn Quốc của Việt Nam chưa cao.

Vấn đề về thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính còn khá rườm rà, gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai dự án, mất thời gian cho nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, nước nào giải quyết nhanh gọn vấn đề về thủ tục hành chính, càng dễ thu hút được đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn. Theo điều tra của tập đoàn đầu tư ra nước ngoài (trụ sở

68

tại Tokyo) năm 2003 thì 43% doanh nghiệp cho rằng khó khăn nhất ở Việt Nam là thủ tục hành chính. Trong khi đó, con số này ở Thái Lan là 13%, ở Philippin là 18%.

Vấn đề về cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng cũng là một nguyên nhân làm giảm đầu tư ở một số tỉnh thành. Hiện nay các tỉnh tập trung đầu tư của FDI Hàn Quốc nói riêng, FDI nước ngoài nói chung, hầu hết là các tỉnh hoặc các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt, điện đường trường trạm đủ khả năng cho sản xuất. Trong khi đó, nhiều tỉnh có tiềm năng song chưa có nguồn vốn thích đáng đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay thiên tai khắc nghiệt nên chưa thu hút được đầu tư.

Nhìn chung, từ những nguyên nhân trên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Những trở ngại và khó khăn này cũng chính là những thách thức lớn trong thu hút FDI vào Việt Nam… Chỉ khi giải quyết được những thách thức này, Việt Nam mới có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc hiệu quả hơn.

Vấn đề về xúc tiến đầu tư của Việt Nam.

Công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam chưa mạnh. Gần đây, công tác này đã được đa dạng hơn, song chất lượng thực tế lại chưa cao. Nhiều báo chí ấn phẩm, website quảng bá hình ảnh đất nước với nhà đầu tư đã ra đời. Tuy nhiên, các loại hình xúc tiến này còn nặng về tính hình thức, nội dung chưa cập nhật được với những diễn biến của tình hình trong nước và thị trường. Những trung tâm xúc tiến còn hoạt động rời rạc. Việc xúc tiến ở nước ngoài chủ yếu hoạt động là dựa vào phòng Thương mại ở Đại sứ quán.

Vấn đề về môi trường đầu tư.

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang mở rộng cánh cửa và tiến dần tới nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở thời điểm này nền kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường, hàn toàn mở cửa hay bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Môi trường đầu tư của nước ta tuy được cải thiện nhưng chưa cao, trong khi cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu

69

vực diễn ra ngày càng gay gắt, làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư của nước ta. So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Phillipin, Malaysia… thì môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng và mang tính cạnh tranh cao.

70

CHƢƠNG 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Thời gian gần đây, mối quan hệ và liên kết chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được mở rộng và thắt chặt thông qua các hoạt động, hiệp định song phương và đa phương.

Tuy chưa xác định được thời điển Hàn Quốc tham gia vào hiệp định xuyên Thái Bình Dương – TPP nhưng phía Hàn Quốc đang có những động thái tích cực muốn ra nhập vào TPP trong thời gian tới.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye chính thức thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 11/9/2013 nhằm khẳng định coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” với Việt Nam, thiết lập quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực.

Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn thuộc Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) trong giai đoạn 2012-2015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011.

Tháng 3 năm 2010, Việt Nam và Hàn Quốc đã thành lập Nhóm Công tác chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc với thành phần là đại diện các cơ quan Chính phủ, cơ quan nghiên cứu của hai nước với mục đích thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi của việc ký kết một hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Từ năm 2010 đến nay hai nước đã tham gia nhiều vòng đàm phán cũng như các cuộc họp bên lề nhằm nhanh chóng đi đến một thỏa thuận thống nhất.

Mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng được thắt chặt cho ta thấy rõ triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai. Chính phủ Hàn Quốc đang từng bước đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam, được định

71

hướng, thúc đẩy và ưu tiên cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

3.2 Định hƣớng, mục tiêu thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.

3.2.1 Định hƣớng thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.

FDI từ Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam cũng nằm trong tổng thể FDI của tất cả các đối tác đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc cũng là một phần cấu thành lên nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, chính sách thu hút FDI chung của Việt Nam cũng được áp dụng để thu hút FDI của Hàn Quốc, ảnh hưởng đến tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Vì thế nên, định hướng thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam không nằm ngoài định hướng thu hút FDI nói chung của Đảng và Nhà nước.

Ngày 27 tháng 3 năm 2013, tại hội nghị tổng kết 25 năm thu hút FDI vào Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo về định hướng chung của Việt Nam trong thu hút FDI thời gian tới cần tập trung theo các định hướng:

Một là, việc thu hút FDI phải được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối

tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

Hai là, thu hút FDI phải theo hướng có chọn lọc, chỉ thu hút những dự án

có chất lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế.

Ba là, đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho

các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cả kinh tế và xã hội.

72

Bốn là, tăng cường hơn nữa nỗ lực, công tác chuẩn bị để thu hút được

các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, làm tiền đề cho xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước. Đồng thời, vẫn chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam

Năm là, chuyển dần thu hút FDI hướng vào đào tạo, phát triển và sử

dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có tay nghề cao.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đưa ra những ý kiến về định hướng thu hút FDI của Việt Nam: trong thời gian tới cần hướng dòng vốn FDI theo những mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách FDI của Việt Nam cần chuyển sang coi trọng cơ

cấu và chất lượng. Trước đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc thu hút các dự án FDI về lượng. Tuy nhiên, thu hút quá nhiều mà không hiệu quả có thể dẫn đến các bất ổn xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng kinh tế.

Thứ hai,ưu tiên các hoạt động thân thiện với môi trường, hướng tới sự

phát triển bền vững.

Thứ ba, ưu tiên các doanh nghiệp FDI áp dụng công nghệ hiện đại. Theo

ông Hoàng, để làm được điều này, cần xem xét việc hình thành một số trung tâm R&D tại các vùng kinh tế trọng điểm với sự tham gia của các công ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam, có nhiệm vụ truyền bá những kiến thức mới cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư, xác định việc thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao, lao động có kỹ năng.

Thứ năm, thu hút FDI nhằm tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong

73

Có thể tựu chung lại một số định hướng Việt Nam lựa chọn để ưu tiên thu hút FDI nói chung và FDI của Hàn Quốc nói riêng đến năm 2020 là ưu tiên các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính. Mặt khác, cần chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương và phù hợp với định hướng tái cấu trúc, lợi thế của từng vùng. Việc thu hút FDI phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch và chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung Ương, đi đôi với phân cấp hợp lý cho các địa phương trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong chức năng kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

3.2.2 Mục tiêu thu hút FDI từ Hàn Quốc của Việt Nam trong tƣơng lai.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế, nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2013 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa thể phục hồi mạnh mẽ. Tuy vậy năm 2013 là một năm thành công vượt mong đợi khi thu hút gần 15 tỷ USD vốn FDI từ Hàn Quốc, cao hơn cả con số dự kiến vốn FDI của tất cả các đối tác kinh tế. Vì vậy, xét trên tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam cũng như tình hình chuyển biến của dòng vốn FDI vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự kiến vốn đầu tư FDI đăng ký năm 2014 đạt khoảng 19 – 20 tỷ USD, vốn FDI điều lệ đạt khoảng 9 – 10 tỷ USD, cao hơn một chút so với năm 2012. Và tiến tới năm 2020 thu hút được khoảng 40 – 50 tỷ USD vốn FDI từ Hàn Quốc.

74

3.3 Giải pháp và một số kiến nghị điều kiện để thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam. vào Việt Nam.

3.3.1 Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách.

Một là,tránh chồng chéo, xung đột giữa các Luật.

Bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào khi tiến hành đầu tư ở một nước, họ đều phải tìm hiểu về hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh ở nước đó. Vì vậy, hệ thống pháp luật chính sách như một nhân tố đầu tiên thu hút đầu tư nước ngoài. Theo trung tâm xúc tiến đầu tư Kotra của Hàn Quốc, nhà đầu tư đang bị hấp dẫn bởi Việt Nam có môi trường kinh doanh ổn định và hệ thống chính sách ngày một hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy những bất cập và chồng chéo trong bộ Luật của ta. Việc hoàn thiện hệ thống Luật một sớm một chiều là điều rất khó. Song luật pháp của ta nên được nhất quán và tránh chồng chéo xung đột giữa các Luật Đầu tư và Luật chuyên ngành (như Luật đất đai, Luật lao động…). Vì vậy, những nhà làm Luật phải dựa trên cơ sở thực tế đưa ra những hoạch định, những chính sách phù hợp, tạo sự thống

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)