Cơ cấu vốn FDI từ Hàn Quốc theo ngành

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 44)

Bảng 2.12: FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo ngành (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

Ngành

Dự án Vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ Số lượng (Dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp- xây dựng 1.433 70,21% 9564,914 64,12% 2.845,575 65,45% Nông - Lâm- Ngư nghiệp 10 0,49% 20,780 0,14% 11,093 0,26% Dịch vụ 598 29,30% 5332,420 35,74% 1.491,006 34,29% Tổng số 2.041 100% 14918,115 100% 4.347,673 100% (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

41

Bảng 2.13: FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam theo chuyên ngành (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

T T Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Tiệu USD) Vốn điều lệ (Tiệu USD)

1 Công nghiệp chế biến,chế tạo 1.013 8.907,62 2.544,03 2 Kinh doanh bất động sản 45 3.854,08 871,63 3 Vận tải kho bãi 25 719,46 217,57 4 Xây dựng 420 657,3 301,54 5 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 142 305,47 197,83 6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 49 214,37 60,53

7

Hoạt động chuyên môn, khoa

học công nghệ 170 101,58 71,40

8 Dịch vụ khác 32 31,84 19,58 9 Nghệ thuật và giải trí 6 28,45 8,12 10 Thông tin và truyền thông 65 25,73 18,23 11 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 10 20,78 11,09 12 Cấp nước;xử lý chất thải 7 16,60 2,99

13

Sản xuất, phân phối

điện,khí,nước,điều hòa 24 15,66 9,16

14 Hành chính và dvụ hỗ trợ 8 9,00 7,70 15 Y tế và trợ giúp xã hội 8 5,40 2,90 16 Giáo dục và đào tạo 15 4,62 3,21

17

Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 2 0,15 0,15

Tổng số 2.041 14.918,11 4.347,67

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tính đến ngày 20 tháng 03 năm 2014, Hàn Quốc có 3.687 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 30.4 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các nước, các vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam chỉ sau Nhật Bản. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2004, Hàn Quốc dẫnđầu trong số 26 nước có dự án FDI tại Việt Nam với 76 dự án cấp mới, 22 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêmkhoảng765,65 triệu USD.

Nhìn chung, sau gần 30 năm thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, FDI Hàn Quốc có nhiều biến chuyển đáng mừng: tăng nhanh về tổng vốn

42

đăng ký và cơ cấu cũng có sự biến động theo hướng tích cực. Hiện nay, Hàn Quốc đang đầu tư ở Việt Nam với 3 ngành chính: Công nghiệp – Xây dựng, Nông – lâm – ngư nghiệp và Dịch vụ.

Là một nước công nghiệp tương đối phát triển, các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 1.433 dự án và số vốn đăng ký đầu tư là 9,56 tỷ USD. Như vậy trong tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc ở cả 3 ngành, Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các dự án đầu tư, xấp xỉ 70,21% dự án, 64,12% số vốn đầu tư đăng ký và với số vốn điều lệ cũng dẫn đầu khoảng 65,45%. Trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 29,3% về số dự án, 35,74% về vốn đầu tư đăng ký và chiêm 34,29% trong tổng vốn điều lệ. Thậm chí ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 0,49% về số dự án, 0,14% về tổng vốn đầu tư đăng ký và 0,26% tổng vốn điều lệ. Như vậy cho thấy rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc hầu hết chú trọng và quan tâm đến các nghành Công nghiệp, tiếp đến là dịch vụ nhà ở, khách sạn, cho thuê còn ngành nông nghiệp thì rất ít thậm chí là không có, các dự án có vốn quá ít ỏi. Vì thế có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối cơ cấu đầu tư.

Ngành Công nghiệp – Xây dựng.

Bảng 2.14: FDI của Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp – Xây dựng (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

Ngành

Dự án Vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ Số lượng (Dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) CN chế biến, chế tạo 1013 70.69% 8907618200 93.13% 2544032400 89.40% Xây dựng 420 29.31% 657296202 6.87% 301542147 10.60% Tổng số 1433 100% 9564914402 100% 2845574547 100%

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Rõ ràng, ngành Công nghiệp – Xây dựng đang đóng góp cho Việt Nam một lượng vốn đáng kể.Một vài năm gần đây, số lượng các dự án đầu tư trong

43

ngành Công nghiệp – Xây dựng đang tăng dần. Thời kỳ từ 1988 – 1995, số lượng các dự án đầu tư vào công nghiệp còn ít, do đây là thời kỳ đầu Việt Nam mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách, luật pháp của ta chưa đồng bộ, chưa thông thoáng và còn nhiều điều làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ và thăm dò. Đến thời kỳ từ 1996 – 2000, mặc dù đã có nhiều năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, song số lượng dự án cũng như số vốn đầu tư vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực năm 1997, nên số lượng dự án thời kỳ này dù có tăng so với thời gian trước, song cũng chưa nhiều. Đặc điểm nổi bật của các dự án thời kỳ trước năm 2000 là quy mô các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu là vừa và nhỏ. Sau năm 2000, với nhiều chính sách thông thoáng hơn, cùng với dòng vốn đổ vào đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu tăng lên cả về số dự án, cả về lượng vốn cho mỗi dự án. Đặc biệt riêng năm 2013 đã có 366 dự án đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam và 112 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đầu tư mới và tăng thêm là hơn 4,29 tỷ USD (xem bảng2.1).

Trong số các dự án đầu tư của Hàn Quốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung nhưnhà máy đóng tàu biển Hyundai – Vinashin tổng vốn đầu tư 192,6 triệu USD,Công ty sản xuất đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội (vốn đầu tư 178,58 triệu USD), Công ty thép VSC-POSCO tại Hải Phòng (vốn đầu tư 56,12 triệu USD), Công ty LG – MECA Electronics Hải Phòng sản xuất máy điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng (tổng vốn đầu tư 7,7 triệu USD), Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Daewoo Hanel, sản xuất linh kiện điện tử điều hoà, máy giặt (vốn đầu tư 52 triệu USD), Công ty trách nhiệm hữu hạn DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 sao tại Hà Nội (vốn đầu tư 177,4 triệu USD)

44

Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Hyundai, Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo tại Hà Nội với vốn đầu tư đăng ký 32,2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là Công ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, chiếm thị phần khá lớn tại Việt Nam công ty có lãi từ năm 2000.

Trong một vài năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp Việt Nam có chuyển hướng tích cực: tiếp tục duy trì đầu tư ở lĩnh vực Công nghiệp nhẹ, tăng cường đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, năng lượng và những lịch vực đòi hỏi công nghệ cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, Hàn Quốc đầu tư nhiều vào may mặc, dệt, sản xuất giầy dép. Thời kỳ đầu, các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu để thăm dò thị trường và hầu hết các dự án đều có quy mô vừa và nhỏ. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này muốn tận dụng nguồn lao động của nước ta là đông, rẻ, cần cù và khéo léo để giảm chi phí trong sản xuất. Sau một thời gian kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình: như tập đoàn Teachang (một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực may mặc với tập đoàn Dệt may Việt Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Nam) sau thời gian ổn định kinh doanh ở khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) nay tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất sang tỉnh Nam Định với tổng công suất 30 triệu mét vải/ năm và tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD.

Nếu trước kia, công nghiệp nhẹ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc, thì gần đây, những nhà đầu tư này tỏ ra quan tâm hơn tới đầu tư trong các lĩnh vực: công nghiệp nặng, năng lượng, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn và quy mô đầu tư lớn. Điển hình là dự án sản xuất gang thép của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký là 1,12 tỷ USD.

45

Ngànhcông nghiệp nặng do FDI Hàn Quốc đang tạo ra những con số có ý nghĩa, góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và đang được tăng cường tại Việt Nam

Nhìn chung, với 70,21% số dự án, cùng số vốn đầu tư chiếm 64,12% và số vốn điều lệ chiếm 65,45% trong tổng vốn FDI Hàn Quốc, ngành Công nghiệp – Xây dựng đã thể hiện được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Sự tăng mạnh đầu tư vào công nghiệp nặng trong những năm gần đây đã thể hiện một xu hướng đầu tư kinh doanh mới của các nhà đầu tư Hàn Quốc: sự chuyển dịch đầu tư từ công nghiệp nhẹ sang những lĩnh vực đòi hỏi máy móc công nghệ cao. Sự chuyển dịch đầu tư này góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, qua tìm hiểu ngành Công nghiệp – Xây dựng, ta cũng thấy một thực trạng: dù đầu tư đang tăng lên cả về số lượng vốn đầu tư và số lượng dự án, song sự gia tăng này ở các lĩnh vực khác nhau đáng kể. Vì vậy, ngành Công nghiệp – Xây dựng cần có những hướng đi để thu hút đồng đều hơn và vào những lĩnh vực mang tính đột phá công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ vốn FDI của Hàn Quốc.

Lĩnh vực xây dựng tính đếnnăm 2013 có 420 dự án đầu tư chiếm 29,31% số dự án toàn ngành Công nghiệp – Xây dựng và số vốn đầu tư là 657.3 triệu USD chiếm 6,87%. Hiện nay, không chỉ công nghiệp nặng đang thu hút nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, mà xây dựng cũng đang tạo ra những chú ý đáng kể. Nhiều công ty có quy mô lớn đầu tư lớn trong xây dựng: Dự án xây dựng khu trung tâm Văn hoá – Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội) với số vốn 2,5 tỷ USD do tập đoàn Kumho Asiana – một trong 7 tập đoàn xây dựng lớn của Hàn Quốc hay dự án xây dựng tổ hợp văn phòng khách sạn Lanmark Tower với số vốn xấp xỉ 1 tỷ USD. Tập đoàn Lotte xây dựng khu phức hợp “siêu thị – văn phòng – căn hộ – khách sạn” 65 tầng cao 267m Lotte Center Hanoi trên khu đất có diện tích 14094m2

46

Ngành dịch vụ.

Kinh tế phát triển đã tạo ra thu nhập ngày càng cao của đại bộ phận dân cư, kéo theo yêu cầu có một cuộc sống đầy đủ khá giả hơn với những dịch vụ đa dạng và chất lượng cao. Nhận thức được vấn đề đó, dịch vụ gần đây đang là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hàn Quốc đã đầu tư vào dịch vụ với 598 dự án, chiếm 29,3% với số vốn đăng ký là 5,33 tỷ USD chiếm 35,74% tổng vốn đăng ký đầu tư và 4,35 tỷ USD vốn điều lệ tương đương 34,29 % vốn điều lệ, đã đưa dịch vụ thành ngành có sức thu hút đầu tư thứ 2 sau Công nghiệp – Xây dựng

(xem bảng 2.13).

Giai đoạn 1988 – 1995 là những năm đầu mở cửa thị trường, hoạt động dịch vụ của ta vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều, do vậy trong vòng 8 năm Hàn Quốc mới chỉ đầu tư vào Việt Nam có 21 dự án. Song, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Hàn Quốc đầu tư ít vào ngành dịch vụ vẫn là cơ sở hạ tầng yếu kém sau chiến tranh, nhiều lĩnh vực dịch vụ khác như du lịch, xây dựng – căn hộ, giao thông vận tải…chưa có cơ hội phát triển. Phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI, các hoạt động dịch vụ ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển mạnh tạo sức hút đối với vốn FDI vào ngành này. Số dự án đầu tư trong ngành dịch vụ liên tục tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn. Nhất là vài năm gần đây, số dự án của ngành dịch vụ năm sau tăng gấp đôi so năm trước. Như năm 2005 có 33 dự án, thì năm 2006, số dự án đã tăng gấp đôi là 67 dự án và năm 2007 là 128 dự án. Tổng vốn đầu tư vào ngành Dịch vụ tính đến tháng 12/2013 là 5,33 tỷ USD chiếm 35,74% tổng số vốn FDI Hàn Quốc tại Việt Nam (xem bảng 2.13).

47

Bảng 2.15: FDI của Hàn Quốc vào ngành dịch vụ Việt Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2013)

Ngành

Dự án Vốn đầu tư đăng

ký Vốn điều lệ Số dự án Tỷ trọng (%) Số lượng (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kinh doanh bất động sản 45 7,53% 3854,08 72,28% 871,63 58,46% Vận tải kho bãi 25 4,18% 719,46 13,49% 217,57 14,59% Bán buôn,bán lẻ;sửa

chữa 142 23,75% 305,47 5,73% 197,83 13,27% Dvụ lưu trú và ăn

uống 49 8,19% 214,37 4,02% 60,53 4,06% Hoạt động chuyên

môn, khoa học công nghệ

170 28,43% 101,58 1,91% 71,40 4,79%

Dịch vụ khác 32 5,35% 31,84 0,597% 19,58 1,31% Nghệ thuật và giải trí 6 1,00% 28,45 0,53% 8,12 0,54%

Thông tin và truyền

thông 65 10,87% 25,73 0,48% 18,23 1,22% Cấp nước;xử lý chất thải 7 1,17% 16,60 0,31% 2,99 0,20% Sản xuất điện,khí,nước, điều hòa 24 4,01% 15,66 0,29% 9,16 0,61% Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 8 1,34% 9,00 0,17% 7,70 0,52% Y tế và trợ giúp xã hội 8 1,34% 5,40 0,10% 2,90 0,19% Giáo dục và đào tạo 15 2,51% 4,62 0,09% 3,21 0,22%

Tài chính, ngân

hàng,bảo hiểm 2 0,33% 0,15 0,003% 0,15 0,01% Tổng 598 100% 5332,42 100% 1491,01 100%

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong ngành dịch vụ, kinh doanh bất động sản (xây dựng văn phòng - căn hộ) hiện đang có 45 dự án với số vốn đầu tư là 3,85 tỷ USD chiếm 72,28% và số vốn điều lệ là 871,63 triệu USD chiếm 58,46% so với toàn số vốn FDI

48

Hàn Quốc đầu tư vào ngành dịch vụ. Hiện nay, khi tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, đời sống của người lao động cũng được nâng lên rất nhiều, nhu cầu về nhà ở và văn phòng tăng đột biến trong một vài năm gần đây. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư về một không gian có chất lượng và thẩm mỹ, thì nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã làm được điều đó. Nên khi cung từ phía doanh nghiệp FDI Hàn Quốc gặp cầu về nhà ở của người dân Việt Nam, kết quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất thành công khi tham gia đầu tư ở lĩnh vực này

Bên cạnh văn phòng – căn hộ, dịch vụ vận tải, kho bãi cũng dần phát huy được thế mạnh và sức hút đối với nhà đầu tư Hàn Quốc với số vốn đăng ký là 719,46 triệu USD chiếm 13,49% tổng vốn đầu tư đăng ký ngành dịch vụ cho 25 dự án và số vốn điều lệ là 217,57 triệu USD chiếm 14,59% toàn ngành.

Các ngành dịch vụ: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; và thông tin và truyền thông cũng đang vươn lên chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu đầu tư ngành dịch vụ. Các hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ ngày càng được nhà đầu tư Hàn Quốc chú trọng và đẩy mạnh. Tính đến tháng 12/2013, có 170 dự án đầu tư vào hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ, chiếm 28,43% tổng số dự án với số vốn đăng ký là 101,58 triệu USD và tổng vốn điều lệ là 71,4 triệu USD. Tuy vốn đăng ký của khu vực này chỉ chiếm 1,91% tổng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 44)