31
Việt Nam chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép đầu tư nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, Việt Nam tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích đầu tư nước ngoài mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam có nhiều bất lợi về cơ sở hạ tầng và tiềm lực kinh tế.
Việt Nam có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Mặc dù định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may...) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.Hệ thống cơ cở hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung. Ví dụ như sự quá tải về điện, nước, giao thông... Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khó có thể hoạt động trơn tru và tìm kiếm được nhiều lợi nhuận ở thị trường Việt Nam.
32
Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư – kinh doanh.
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán.
Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ. Sự phối hợp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.Công tác quy hoạch còn có những điểm bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Tất cả những điều này làm cho tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng rất e ngại chuyện mang vốn vào Việt Nam đầu tư.
Khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế
Các đối tác phía Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỉ lệ góp vốn của Việt Nam không đáng kể, thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh. Hơn thế, giá đất của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức rất cao và vẫn có xu hướng tăng lên. Điều này làm cho các nhà đầu tư Hàn Quốc vô cùng ngán ngẩm.
Tình hình chính trị hiện tại của Việt Nam đang trong vòng bất ổn.
Hiện tại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng trở lên căng thẳng và phức tạp từ sau động thái xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã ngang nhiên đặt giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiên tục dùng vũ lực đe dọa và tấn công mọi tàu thuyền của
33
Việt Nam đi vào khu vực gần giàn khoan. Việt Nam thìvẫn luôn thể hiện sự cương quyết của mình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, quyết không khoan nhượng và các quốc gia trên thế giới thì đang lên tiếng trỉ trích Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay những hành động sai trái xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy được bạn bè thế giới bảo vệ nhưng tình hình bất ổn này cũng khó có thể giải quyết nhanh chóng. Điều đó gây ra không ít lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng có ý định đầu tư vào Việt Nam.