Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngân hàng Thương Mại Nhà TPHCM chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66)

Thu nhập và mức sống bình quân của người dân: Trong những năm qua mặc dù thu nhập và mức sống bình quân người dân Hà Nội có tăng lên so với trước kia nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt là thu nhập từ lương của cán bộ không nhỏ cán bộ công nhân viên chức. Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhành là các khoản cho vay thế chấp lương, trong khi đó thu nhập bình quân của các cán bộ viên chức là khoảng 1,8 – 3,2 triệu đồng một tháng, ngoài vệc trang trải chi phí sinh hoạt số tiền còn lại để trả nợ là khá ít ỏi, do đó họ chỉ có khả năng vay những món nhỏ. Mặt khác, bản thân các

doanh nghiệp phần lớn vẫn trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt chứ không trả qua tài khoản nên chưa tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng mất rất nhiều thời gian mà lại không chính xác. Thực tế này khiến cho nhiều ngân hàng chưa lưu ý đến việc cho vay tiêu dùng.

Tâm lý và hiểu biết về cho vay tiêu dùng của người dân về ngân hàng còn hạn chế. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng nhưng thói quen tiết kiệm đủ món tiền cần thiết rồi mới tiêu dùng, vẫn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Mặt

khác, đối với tài sản đảm bảo, khi chuyển bất động sản (quyền sở hữu , nhà) và các động sản có giá trị khác (ô tô, xe máy) thông thường họ chỉ sử dụng các giấy tờ viết tay mà không có sự xác nhận của chính quyền địa phương hay công chứng về giao dịch đã thực hiện để tránh thuế, nên không thể vay vốn ngân hàng vì các giấy ờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng không được đầy đủ và hợp pháp. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ còn quá rườm rà và qua nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài.

Chưa có trung tâm thông tin khách hàng có chất lượng cao. Mặc dù

đã có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các công ty tài chính và tổ chức tín dụng nhưng khả năng cập nhật của CIC còn kếm, thể hiện ở nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống CIC dẫn đến TCTD thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc dễ dẫn đến cho vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

. Môi trường cạnh tranh trên địa bàn thủ đô rất gay gắt, giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh với nhau và với các ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đang tập trung chiếm lĩnh thị trường cho vay tieu dùng với nhiều hình thức đa dạng,

phong phú, lãi suất hấp dẫn, dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng, do đó chi nhánh Nam Hà Nội cũng gặp những khó khăn nhất định. Thậm chí ngay trong chính Ngân Hàng Thương mại nhà TPHCM chi nhánh Hoàn Kiếm, do không phân chia hợp lý địa bàn để đặt các chi nhánh và phòng giao dịch nên nhiều khi giữa các ngân hàng cũng có sự cạnh tranh.

. Nền kinh tế và đặc biệt là thị trường trong 3 năm qua biến đổi

không ngừng. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng khoán

phát triển như vũ bão song sang đến năm 2008 thị trường dường như tụt dốc không phanh. Năm 2008 lạm phát tăng cao, các ngân hàng thi nhau đẩy lãi suất và ngay sau đó để kiềm chế lạm phát NHNN đã rấ nhiều lần hạ lãi suất cơ bản, áo dụng lãi suất trần và thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính những sự thay đổi không ngừng đó khiến cho hoạt động vay tiêu dùng của ngân hàng không thể phát triển ổn định.

Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân thuộc về ngân hàng là nguyên nhân quan trọng nhất tác động hoạt động cho vay của ngân hàng. Sở dĩ hoạt động cho vay tiêu dùng còn có nhiều hạn chế trên là do chi nhánh chưa thật sự chú trọng đến việc hoạt động này. Là một chi nhánh của hệ thống Ngân hàng thưong mại TPHCM chi nhánh Hoàn Kiếm, chi nhánh Hoàn Kiếm phải tuân thủ các`quy định cũng như chính sách tín dụng của NH

Mạng lưới chi nhánh Hoàn Kiếm Hà Nội còn ít, cơ sở vật chất còn

thiếu thốn. Đến nay ngân hàng Hoàn Kiếm Hà Nội chỉ còn có 2 chi nhánh

cấp II là chi nhánh Nam Đô, chi nhánh Giảng Võ, và 07 phòng giao dịch, mặt bằng phục vụ cho việc giao dịch thường hẹp, số lượng máy tính còn hạn chế.

Đặc điểm các sản phẩm vay tiêu dùng của chi nhánh chưa đáp ứng

với nhu cầu khách hàng. Chẳng hạn như việc quy định hạn mức tín dụng còn

nhiều cứng nhắc, ví dụ sản phẩm vay tín chấp lương, chi nhánh mới chỉ cấp hạn mức tín dụng là 200 triệu đồng, hạn mức này còn thấp so với nhu cầu vốn

của khách hàng. Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã cấp cho khách hàng hạn mức là 500 triệu đồng(Eximbank,Liên Việt bank) hay thậm chí 1 tỷ đồng(Seabank)

Bên cạnh đó sản phẩm cho vay tín chấp mới chỉ được áp dụng ở các cán bộ công chức thuộc cơ quan Nhà nước, chưa thực hiện đối với các công ty tư nhân hay liên doanh.

Thời hạn cho vay tiêu dùng chưa đủ dài. Món vay tiêu dùng có thời

hạn lớn nhất là cho vay mua nhà, nhưng thời hạn cho vay cũng không quá 05 năm. Nhu cầu về nhà ở là nhu cầu lớn nhất của mỗi cá nhân và hộ gia đình đặc biệt đối với các hộ gia đình trẻ tuổi, trong khi đó gíabất động sản tại Hà Nội được đánh giá là cao nhất trong cả nước. Một hộ chung cư bình dân có giá trung bình khoảng 600 triệu. Như vậy với thu nhập trong 5 năm, có nhiều cá nhân có nhu cầu vay vốn mua nhà nhưng không đủ khả năng trả nợ vì thời gian quá ngắn. Tại các có nền kinh tế phát triển, thời hạn dành cho các khaỏn cho vay mua nhà thường từ 15- 30 năm và đảm bảo bằng chính căn nhà định mua. Một số ngân hàng cổ phần và liên doanh đã thực hiện điều này.

Chi nhánh chủ động chưa nhiếu với việc tìm đến với khách hàng.

Chiến lược và phương pháp cụ thể để quảng cáo cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa đủ mạnh. Trong thời gian qua, chi nhánh chưa chú trọng lắm đến việc mảketing, đưa thông tin về việc cho vay tiêu dùng tới các khu vực dân cư, chưa có các sản phẩm phục vụ tại nhà. Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn bị động, chờ khách hàng đến chưa chủ động tìm đến khách hàng, đây là điểm yếu của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh cũng thiết lập chưa kỹ mối quan hệ mật thiết với các công ty bán lẻ chẳng hạn như công ty kinh doanh nhà, các nhà phân phối ô tô, xe máy.

Trình độ và nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng còn chưa thực sự mạng.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của các cán tín dụng trong việc thẩm định, quản lý các món vay đảm bảo chất lượng tín dụng nhưng trong môi

trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng. Hiện nay các kỹ năng bán hàng,giới thiệu sản phẩm, phân tích tâm lý khách hàng còn chưa được chú trọng trang bị. Cán bộ tín dụng cũng chưa có sự quan tâm đầy đủ tới hoạt động cho vay tiêu dùng kéo dài thời gian thẩm định. Đặc biệt có bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên làm việc lâu năm tại ngân hàng do tuổi đã cao nên chậm chạp trong việc tiếp thu quy trình cũng như công nghệ mới, gây trì trệ trong công việc. Khách hàng đến với ngân hàng luôn mong muốn nhanh chóng có được khoản vay, nếu thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay kéo dài sẽ lỡ mất cơ hội của khách hàng và gây tâm lý khó chịu.

. Số lượng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng rất

ít. Vì chi nhánh chú trọng đến cho vay kinh doanh nên chỉ có khoảng 3, 4 nhân viên phòng tín dụng phụ trách trực tiếp mảng cho vay tiêu dùng. Với số lượng ít như vậy không thể đòi hỏi quy mô cho vay lớn hay chất lượng thẩm định, cho vay hay thu hồi nợ cao được.

Có thể nói, hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh Hoàn Kiếm Hà Nội đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên các sản phẩm mới chỉ dừng lại ở các hình thức đơn giản, Quy mô nhỏ chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngân hàng Thương Mại Nhà TPHCM chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66)