CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 33)

Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp đã được hình thành, phát triển và không ngừng được mở rộng với quy mô lớn hơn và nhiều ngành nghề đa dạng hơn. Các làng nghề cũng được khôi phục, phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Những lợi ích về kinh tế do phát triển công nghiệp mang lại là rất lớn. Bên cạnh đó thì hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đã gây tác hại tới môi trường. Hiện nay, môi trường đất, nước, khí ở các khu công nghiệp trong lưu vực đang bị ô nhiễm ở mức báo động và tại các làng nghề thì tình trạng ô nhiễm còn nghiêm trọng

28

hơn gây nguy hại không chỉ cho người sản xuất mà còn gây hại tới hệ sinh thái quanh vùng. Dưới đây là đặc điểm kinh tế-xã hội của một số lĩnh vực chủ yếu trong vùng nghiên cứu.

2.2.2Dân số

Năm 2005, dân số vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội khoảng trên 2,5 triệu người [6, 26], trong đó dân số đô thị gần 450 nghìn người, chiếm 17,6 % tổng dân số trong khu vực; dân số nông thôn trên 2,1 triệu người, chiếm 82,4% tổng số dân trong lưu vực. Mật độ dân số vùng nghiên cứu khoảng 1.757 người/km2, trong đó mật độ dân số thấp nhất là huyện Mỹ Đức (755 người/km2), mật độ dân số cao nhất là huyện Từ Liêm và thành phố Hà Đông, tương ứng là 3.290 đến 4.135 người/km2. Xét trên toàn vùng nghiên cứu thì mật độ dân số có xu hướng giảm dần từ thượng lưu đến hạ lưu.

Quá trình đô thị hóa nhanh kèm theo sự phát triển hạ tầng cơ sở hệ thống tiêu thoát nước ở các vùng nông thôn đã tạo ra sức ép về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đối với lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (xem bảng 2-5).

Bảng 2-5. Dân số các huyện lƣu vực sông Nhuệ-Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT

Thành phố/Huyện

Dân số năm 2005 (ngƣời) Mật độ trung bình (ngƣời/km2) Tổng Thành thị Nông thôn 1 Hà Đông 138.119 86.632 51.487 4.135 2 Phúc Thọ 157.441 6.868 150.573 1.345 3 Đan Phượng 136.529 8.324 128.205 1.769 4 Hoài Đức 184.597 4.313 180.284 2.091 5 Quốc Oai 150.732 11.734 138.998 1.162 6 Thạch Thất 153.752 5.473 148.279 1.167 7 Chương Mỹ 278.323 34.032 244.291 1.195 8 Thanh Oai 187.000 6.467 180.533 1.413 9 Thường Tín 204.811 6.267 198.544 1.609

29

TT

Thành phố/Huyện

Dân số năm 2005 (ngƣời) Mật độ trung bình (ngƣời/km2) Tổng Thành thị Nông thôn 10 Phú Xuyên 186.437 14.920 171.517 1.090 11 Ứng Hòa 195.888 13.569 182.319 1.066 12 Mỹ Đức 173.682 6.836 166.846 755 13 Từ Liêm 247.800 148.680 99.120 3.290 14 Thanh Trì 158.650 95.190 63.460 2.508 Tổng 2.553.761 449.305 2.104.456 1.757

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Tổng cục thống kê, 2006.

2.2.3Cơ sở công nghiệp

Theo tổng hợp kết quả nghiên cứu của báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2006, thành phố Hà Nội có khoảng 3.250 [1] cơ sở công nghiệp. Theo tổng hợp tài liệu chưa đầy đủ đã xác định được khoảng 122 [1, 4] cơ sở công nghiệp chính nằm trong vùng nghiên cứu. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí - chế tạo máy, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, hóa chất và giấy và vật liệu xây dựng. Số lượng và tỷ lệ phần trăm của từng ngành được thể hiện ở dưới đây và bảng 2-6.

+ Ngành cơ khí-chế tạo có 56 cơ sở công nghiệp cơ khí chế tạo, chiếm tỷ lệ 45,9%;

+ Ngành chế biến thực phẩm có tổng số 19 cơ sở, chiếm tỷ lệ 15,6%; + Ngành dệt nhuộm có tổng số 23 cơ sở, chiếm tỷ lệ 18,9%;

+ Ngành giấy và hóa chất có tổng số 10 cơ sở, chiếm tỷ lệ 8,2%; + Ngành vật liệu xây dựng có tổng số 14 cơ sở, chiếm tỷ lệ 11,5%.

30

Bảng 2-6. Các cơ sở công nghiệp lớn vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT Nhóm ngành sản xuất Số cơ sở Tỷ lệ (%)

1 Cơ khí- chế tạo máy 56 45,9

2 Chế biến thực phẩm 19 15,6

3 Dệt nhuộm 23 18,9

4 Giấy và hóa chất 10 8,2

5 Vật liệu xây dựng 14 11,5

Tổng cộng 122 100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006.

2.2.4Các làng nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tổng hợp báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2006, có khoảng 267 [1, 3] các làng nghề trong vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Các loại hình làng nghề chủ yếu bao gồm ươm tơ dệt vải và thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, khai thác đá và một số ngành nghề khác. Nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích đặc điểm của từng nhóm làng nghề:

2.2.4.1Nhóm làng nghề ươm tơ, dệt vải và thêu ren

Các cơ sở sản xuất của nhóm làng nghề này tập trung ở các khu vực ven đô thành phố Hà Đông, điển hình là các xã Dương Nội, La Khê, Vạn Phúc, Đa Sỹ và Kiêm Hưng. Số lượng làng nghề ươm tơ, dệt vải và thêu ren là 34, chiếm 12,7% tổng số làng nghề. Xét theo số hộ thì ngành dệt nhuộm chiếm tỷ lệ gần 58,6%. Hình thức sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy mô sản xuất có từ vài chục tới vài trăm công nhân.

2.2.4.2Nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm

Nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu nằm ở các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức và Thanh Trì, trong đó điển hình là các xã Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu của huyện Hoài Đức. Sản phẩm chủ yếu gồm đồ hộp, bánh kẹo, miến dong, bún khô, mạch nha, kẹo.

31

Số làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm là 47, chiếm tỷ lệ 17,6% tổng số làng nghề. Quy mô sản xuất chủ yếu của nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này vẫn tập trung tại các làng nghề. Hình thức sản xuất ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu vẫn là thủ công. Trong những năm gần đây, một số hộ gia đình tự sáng chế máy móc như máy tráng bánh, may xay bột…., chiếm khoảng 15% tổng số hộ.

2.2.4.3Nhóm làng nghề cơ kim khí

Cơ khí là ngành có truyền thống từ lâu đời của vùng nghiên cứu. Các làng nghề cơ kim khí tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Oai và một số ở thành phố Hà Đông. Số lượng làng nghề cơ kim khí là 13, chiếm tỷ lệ 4,9% tổng số làng nghề. Các sản phẩm chủ yếu của ngành kim cơ khí là: bản lề, then cửa, cuốc, cày, que hàn, phụ tùng ô tô, xe máy. Xu hướng hiện nay của ngành kim cơ khí ngày càng phát triển do nhu cầu tăng của xã hội.

2.2.4.4Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản

Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản tập trung chủ yếu ở các xã Hữu Bằng, Phùng Xá của huyện Thạch Thất và các xã Phú Xuyên, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Duyên Thái, Thường Tín, Phú Yên của huyện Phú Xuyên. Số lượng làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản là 106, chiếm 39,7% tổng số làng nghề toàn tỉnh.

2.2.4.5Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Theo thống kê chưa đầu đủ, hiện nay mới xác định được 01 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chiếm tỷ lệ 0,4%.

2.2.4.6Các làng nghề khác

Số lượng các làng nghề khác có 66, chiếm tỷ lệ 24,7% số các làng nghề. Các nhóm làng nghề chủ yếu gồm nón, lá, mũ, tăm tre, hương, tơ, lưới, võng… đều có từ lâu nhưng chưa có điều kiện phát triển. Công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, quy mô sản xuất nhỏ và nguyên liệu cung cấp từ nguồn sẵn có.

32

Các nhóm làng nghề và tỷ lệ phần trăm số các làng nghề vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội xem bảng 2-7.

Bảng 2-7. Số lƣợng các làng nghề theo nhóm ngành sản xuất sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT Nhóm ngành sản xuất Số làng nghề Tỷ lệ (%)

1 Ươm tơ, dệt vải và thêu ren 34 12,7

2 Chế biến nông sản thực phẩm 47 17,6

3 Cơ kim khí 13 4,9

4 Thủ công, mỹ nghệ chế biến lâm sản 106 39,7

5 Vật liệu xây dựng, khai thác đá 1 0,4

6 Các ngành nghề khác 66 24,7

Tổng cộng 267 100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006; Cục Bảo vệ môi trường, 2003.

2.2.5Các cơ sở y tế

Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ, vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội có trên 1.400 [1] cơ sở y tế, trong đó có khoảng 40 [4] bệnh viện lớn cấp Trung Ương và thành phố. Một số bệnh viện lớn điển hình trong vùng nghiên cứu bao gồm: Bạch Mai, Hữu Nghị, Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện 108, Quân y viện 103, Quân y viện 105, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.

2.2.6Nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp khoảng 191 nghìn ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 82.719 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản khoảng 6.107 ha, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 4.767 ha, còn lại là các diện tích đất nông nghiệp khác.

Diện tích đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa và Phú Xuyên và dao động từ 11 nghìn đến 15 nghìn ha/huyện. Các vùng có ít diện tích đất nông nghiệp bao gồm thành phố Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Đan Phượng với diện tích dao động từ 2 đến 4 nghìn ha/huyện. Các huyện khác có diện tích đất nông nghiệp dao động từ 5 đến 10 nghìn ha/huyện.

33

2.2.6.1Canh tác lúa

Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, dao động từ trên 10 đến 11 nghìn ha; các huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức và Phú Xuyên có diện tích đất trồng lúa dao động từ trên 5 đến dưới 10 nghìn ha; các huyện còn lại bao gồm thành phố Hà Đông, Từ Liêm, Đan Phượng và Thanh Trì có diện tích trồng lúa ít nhất, dao động từ 1,6 đến dưới 2,4 nghìn ha. Xét theo chiều từ thượng lưu đến hạ lưu của vùng nghiên cứu, diện tích đất trồng lúa có xu hướng tăng dần.

Thời vụ canh tác lúa ở vùng nghiên cứu trùng với thời vụ của các tỉnh miền Bắc, nghĩa là thời vụ dao động từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm đối với vụ đông- xuân và từ tháng 6 đến tháng 10 đối với vụ mùa.

2.2.6.2Nuôi trồng thủy sản

Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực nghiên cứu khoảng trên 6.106 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Ứng Hòa, Phú Xuyên và Mỹ Đức, dao động từ từ trên 600 đến dưới 1.000 ha, chiếm trên 60% diện tích toàn vùng. Thành phố Hà Đông có diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ nhất (57 ha), chiếm gần 1%. Các huyện khác bao gồm Hoài Đức, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Thanh Oai, Phúc Thọ và Thường Tín có diện tích nuôi trồng thủy sản dao động từ trên 100 đến dưới 600 ha, chiếm 38 %.

2.2.6.3Trồng cây lâm nghiệp

Tổng diện tích cây lâm nghiệp ở vùng nghiên cứu khoảng trên 4.766 ha. Diện tích trồng cây lâm nghiệp phân bố không đều trong vùng nghiên cứu. Một số huyện có trồng cây lâm nghiệp bao gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, trong đó huyện Mỹ Đức có diện tích trồng cây lâm nghiệp lớn nhất (3.568 ha), chiếm đến gần 75% diện tích trồng cây lâm nghiệp trong toàn vùng nghiên cứu. Các huyện còn lại có diện tích trồng cây lâm nghiệp dao động từ trên 300 đến gần 600 ha (xem bảng 2-8).

34

Bảng 2-8. Diện tích đất nông nghiệp các huyện vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội TT Thành phố/huyện Diện tích (ha)

Tổng Lúa Thủy sản Lâm nghiệp

1 Hà Đông 1.885 1.618 57 0 2 Phúc Thọ 6.922 5.220 420 0 3 Đan Phượng 3.900 2.361 208 0 4 Hoài Đức 5.558 3.895 135 0 5 Quốc Oai 7.877 5.632 229 571 6 Thạch Thất 6.160 5.003 208 302 7 Chương Mỹ 15.128 10.570 607 325 8 Thanh Oai 9.332 7.802 350 0 9 Thường Tín 7.993 6.601 595 0 10 Phú Xuyên 11.330 9.646 850 0 11 Ứng Hòa 12.873 11.729 654 0 12 Mỹ Đức 13.555 8.424 978 3.569 13 Từ Liêm 3.529 1.820 204 - 14 Thanh Trì 3.548 2.397 613 - Tổng 109.591 82.719 6.107 4.766

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2007. -: chưa xác định được diện tích.

35

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC

Số liệu để đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy được thu thập được từ điều tra, khảo sát hiện trường vào tháng 11 năm 2008 và được thể hiện ở phụ lục số 14. Số liệu chất lượng nước thu thập của Cục Bảo vệ môi trường được thực hiện vào các tháng 7, 8, 10, 11 năm 2007 và được thể hiện từ phụ lục 1 đến phụ lục 13.

Nhìn chung, thời gian đo đạc của các số liệu thu thập có khác nhau và số lượng các vị trí đo đạc của các cơ quan còn khác nhau; số liệu thu thập ngắn và không liên tục. Nguồn tài liệu chính để đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội bao gồm: số liệu khảo sát đo đạc hiện trường tháng 11 năm 2008; số liệu chất lượng nước của Cục Bảo vệ môi trường năm 2007.

Hiện nay, các chỉ tiêu phổ biến để đánh giá chất lượng nước là các chỉ tiêu hóa và lý học, bao gồm pH, chất rắn lơ lửng, DO, BOD5, COD, NO3-, NO2-, Dầu, coliform, tổng sắt, Cd2+ và Pb2+…. Việc đánh giá chất lượng nước dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam, TCVN 5942-1995 loại A và B (gọi tắt là tiêu chuẩn loại A và B).

3.1.1Chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ

3.1.1.1Diễn biến các chỉ tiêu chất lượng nước

i) pH

pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật. Mỗi loài sinh vật chỉ chịu đựng được một giới hạn nhỏ nhất và lớn nhất nào đó. Hầu hết các vi khuẩn có pH tối ưu nằm trong khoảng từ 5 đến 9.

Chỉ tiêu pH trên sông Nhuệ có xu hướng thiên nhỏ và chênh lệch nhau giữa các vùng không lớn. Xét theo không gian, giá trị trung bình nhỏ nhất xuất hiện tại cầu Chiếc (6,40); giá trị trung bình lớn nhất xuất hiện tại cống Liên Mạc (6,65). Xét theo thời gian, giá trị trung bình của pH lớn nhất xuất hiện vào tháng 7/2007 (6,99);

36

giá trị nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 8/2007 (6,07). Nhìn chung, quy luật diễn biến của pH theo không gian phản ánh sự thay đổi của tình trạng chất lượng nước rõ ràng hơn quy luật diễn biến của pH theo thời gian; giá trị trung bình của pH đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A (xem hình 3-1 và các phụ lục số 1, 15, 16, 18, 21, 22, 23, 26). 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cống Liên Mạc Phúc La Cự Đà Cầu Chiếc Đập Đồng Quan Cống Thần 7/2007 8/2007 10/2007 11/2007 Trung bình TCVN A TCVN B

Hình 3-1. Diễn biến pH trên sông Nhuệ khu vực thành phố Hà Nội

ii) Chất rắn lơ lửng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất rắn lơ lửng có vai trò quan trọng trong xác định ô nhiễm nước, đó là một trong những thông số dùng để đánh giá cường độ nước thải sinh hoạt. Việc xác định chất rắn lơ lửng có vai trò quan trọng như xác định BOD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 33)