Nguồn thải ô nhiễm điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 68)

3.2.1.1Nguồn nước thải công nghiệp

Các ngành công nghiệp xả nước thải chủ yếu vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội bao gồm dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, hóa chất và giấy, cơ khí-chế tạo máy, vật liệu xây dựng, còn lại là của một số ngành khác. Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006, công nghiệp cơ khí-chế tạo máy chiếm 33% số cơ sở, công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm 15%, công nghiệp dệt nhuộm chiếm 13%, công nghiệp hóa chất và giấy chiếm tỷ lệ 8%, các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ lệ 18%.

Các khu vực xả nước thải công nghiệp lớn bao gồm khu vực Minh Khai-Vĩnh Tuy, khu vực Thượng Đình, khu Trương Định-Đuôi Cá, khu vực cầu Diễn, khu công nghiệp Phú Cát, La Khê, Vạn Phúc, Xuân Khánh, Miếu Môn, Xuân Mai, Phú Nghĩa, Thanh Oai, Trạm Trôi và Ngãi Cầu.

Theo tổng hợp số liệu từ báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường năm 2006, tổng lượng nước thải công nghiệp vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội ước khoảng 180 nghìn m3/ngày đêm [1]. Nếu tính tỷ lệ nước thải theo tỷ lệ loại hình công nghiệp thì tỷ lệ nước thải của một số ngành công nghiệp sông Nhuệ, sông Đáy được tổng hợp và tính toán ở bảng 3-9.

Bảng 3-9. Ƣớc tính lƣợng nƣớc thải của một số ngành công nghiệp khu vực thành phố Hà Nội

TT Ngành Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày đêm)

1 Vật liệu xây dựng 23.400

2 Cơ khí-chế tạo máy 59.400

3 Hóa chất và giấy 14.400

4 Dệt nhuộm 23.400

5 Chế biến thực phẩm 27.000

6 Các ngành khác 32.400

Tổng 180.000

Nguồn: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ-Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.

63

Từ bảng trên cho thấy, lượng nước thải của các ngành công nghiệp chế biến lượng thực thực phẩm, hóa chất và giấy, dệt nhuộm và cơ khí-chế tạo máy lên tới trên 124 nghìn m3/ngày đêm. Những loại hình công nghiệp này là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy.

Hiện nay, thành phần chất ô nhiễm của nước thải các ngành công nghiệp chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy nước thải của ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu là dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm chủ yếu là hợp chất hữu cơ; nước thải của ngành dệt nhuộm chứa nhiều hóa chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu.

3.2.1.2Nguồn nước thải làng nghề

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường [3], các nhóm làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu ở khu vực thành phố Hà Nội gồm các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, các cơ sở dệt nhuộm, các cơ sở cơ khí có mạ và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường năm 2006 [1], các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng bao gồm: Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Vạn Phúc, làng nghề xã Cộng Hoà, Đa Sĩ, Cự Đà, Phùng Xá và xã Tân Hòa, Triều Khúc, dệt nhuộm Tân Triều và bún Phú Đô.

Theo tổng hợp chưa đầy đủ từ kết quả nghiên cứu của báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường năm 2006, lượng nước thải làng nghề vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội ước khoảng 29 nghìn m3/ngày đêm. Việc xác định sự phân bố lượng nước thải theo các khu vực trong vùng nghiên cứu là rất khó khăn. Tuy vậy, có thể tính toán lượng nước thải theo các khu vực dựa vào tỷ lệ phần trăm phân bố các cơ sở công nghiệp và làng nghề. Trên cơ sở đó, ước tính lượng lượng nước thải theo huyện như bảng 3-10.

64

Bảng 3-10. Tỷ lệ phần trăm lƣợng nƣớc thải các làng nghề vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT Thành phố/huyện Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày đêm)

1 Hà Đông 856 2 Phúc Thọ 1.661 3 Đan Phượng 1.059 4 Hoài Đức 1.827 5 Quốc Oai 2.504 6 Thạch Thất 1.579 7 Chương Mỹ 3.911 8 Thanh Oai 3.227 9 Thường Tín 3.364 10 Phú Xuyên 3.040 11 Ứng Hòa 2.409 12 Mỹ Đức 1.738 13 Từ Liêm 1.195 14 Thanh Trì 631 Tổng số 29.000

Từ bảng trên cho thấy, lượng nước thải của thành phố Hà Đông và huyện Thanh Trì nhỏ với lượng nước thải từ 631 đến 856 m3/ngày đêm. Lượng nước thải của các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Hoài Đức dao động từ trên 1.000 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm. Lượng nước thải của các huyện còn lại bao gồm Ứng Hòa, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín và Chương Mỹ dao động từ trên 2.400 đến dưới 4.000 m3/ngày đêm. Một số làng nghề xả nước thải gây ô nhiễm điển hình gồm: Cát Quế, Dương Liễu và Minh Khai.

Xét theo chiều từ thượng nguồn đến hạ lưu của các sông Nhuệ, sông Đáy, lượng nước thải các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Nhuệ, sông Đáy. Sự tập trung các làng nghề ở vùng hạ lưu gây khả năng ô nhiễm tập trung ở vùng này.

Cũng như nước thải công nghiệp, thành phần của nước thải các làng nghề cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhìn chung, thành phần nước thải của

65

các làng nghề rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình sản xuất nhưng theo một số kết quả nghiên cứu sơ bộ [3], thành phần chính nước thải các làng nghề bao gồm BOD5, COD, coliform, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng.

3.2.1.3Nguồn nước thải sinh hoạt

Theo kết quả đánh giá của Cục Bảo vệ môi trường, lượng nước thải sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội ước tính khoảng 450 nghìn m3/ngày đêm, trong đó lượng nước thải sinh hoạt (chưa kể lượng nước thải của các ngành khác) qua đập Thanh Liệt thải vào sông Nhuệ khoảng 300 nghìn m3/ngày đêm. Lượng nước thải sinh hoạt còn lại khoảng 150 nghìn m3/ngày đêm phân bố ở các huyện của khu vực Hà Nội. Phân bố lượng nước thải của các huyện vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3-11.

Bảng 3-11. Ƣớc tính phân bố lƣợng nƣớc thải vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội.

TT Khu vực/điểm Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày đêm) Tỷ lệ %

1 Thanh Liệt 300.000 66,67 2 Hà Đông 10.297 2,29 3 Phúc Thọ 8.517 1,89 4 Đan Phượng 7.469 1,66 5 Hoài Đức 9.855 2,19 6 Quốc Oai 8.335 1,85 7 Thạch Thất 8.275 1,84 8 Chương Mỹ 15.824 3,52 9 Thanh Oai 10.057 2,23 10 Thường Tín 10.987 2,44 11 Phú Xuyên 10.324 2,29 12 Ứng Hòa 10.773 2,39 13 Mỹ Đức 9.370 2,08 14 Từ Liêm 18.238 4,05 15 Thanh Trì 11.676 2,59 Tổng 450.000 100,00

66

Từ kết quả phân bố nước thải sinh hoạt vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội có một số nhận xét sau:

- Lượng nước thải sinh hoạt qua Đập Thanh Liệt là lớn nhất và chiếm khoảng 66,67% lượng nước thải của vùng nghiên cứu. Lượng nước thải sinh hoạt cùng với lượng nước thải công nghiệp chảy qua đập Thanh Liệt lên tới 450 nghìn m3/ngày đêm. Đây là nguồn thải rất lớn nhưng đổ vào sông Nhuệ tập trung vào khu vực cầu Tó. Do vậy, khả năng ô nhiễm nước của sông Nhuệ do nước thải sinh ra là rất lớn.

- Vùng trung lưu của sông Nhuệ, sông Đáy tập trung nhiều nước thải, bao gồm thành phố Hà Đông và các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Trì, Chương Mỹ, Từ Liêm với lượng nước thải trên 10 nghìn m3/ngày đêm/huyện. Chỉ tính riêng lượng nước thải đô thị của thành phố Hà Đông và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì đã lên tới 29 nghìn m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do mật độ dân số không cao cho nên mức độ tập trung ô nhiễm do nước thải sinh hoạt không lớn.

Theo một số kết quả nghiên cứu, thành phần của nước thải khu vực thành phố Hà Nội chủ yếu bao gồm: BOD5, COD, tổng nitơ, tổng phôtpho, colifform và chất rắn lơ lửng. Theo tính toán của báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006, tải lượng các chất ô nhiễm vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3-12.

Bảng 3-12. Tải lƣợng chất ô nhiễm vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội TT Thành phần ô nhiễm Tải lƣợng 1 COD (tấn/ngày) 408- 582 2 BOD (tấn/ngày) 256-306 3 Tổng nitơ (tấn/ngày) 34-68 4 Tổng phốt pho (tấn/ngày) 2-23

5 Coliform (1012 khuẩn lạc/ngày) 5.671

6 Dầu (tấn/ngày) 56

7 Chất rắn lơ lửng (tấn/ngày) 964-1.248

67

3.2.1.4Nguồn nước thải bệnh viện

Nước thải y tế là loại nước thải nguy hại, cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Theo tổng hợp số liệu của báo cáo hiện trạng môi trường, tổng lượng nước thải y tế vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội ước tính khoảng 6.300 m3/ngày đêm. Nước thải y tế thường hòa trộn với nước thải sinh hoạt của đô thị và đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)