Nguyên nhâ nô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 74)

3.2.3.1Các nguyên nhân chung

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội bị ô nhiễm. Một số nguyên nhân trực tiếp là do chất lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường, tải lượng các thành phần ô nhiễm quá lớn so với khả năng tự làm sạch của các con sông. Nguyên nhân gián tiếp bao gồm:

Nguyên nhân về công nghệ: công nghệ cũ, lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra hệ thống tiếp nhận.

Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông, hồ trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

Nguyên nhân ngành nghề sản xuất: nếu xét theo ngành sản xuất, chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu do sản xuất công nghiệp, phát triển làng nghề và nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi. Các ngành hoá chất, công nghiệp dệt và chế biến thực phẩm gây ô nhiễm nhiều nhất.

Nguyên nhân về ý thức: công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu rộng, đa số người dân vẫn chưa ý thức được phải bảo

69

vệ tài nguyên nước, tình trạng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước còn diễn ra khá phổ biến như xả nước thải vào nguồn nước mà không xin phép, xả các chất độc hại vào nguồn nước vv...

Nguyên nhân quản lý: cơ chế kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên nước và xả nước thải chưa đồng bộ, việc phối hợp đa ngành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước chưa đạt hiệu quả cao.

Tải lượng của các chất thải quá lớn khi thải ra môi trường. Tỷ lệ pha trộn giữa dòng thải và dòng sông còn chưa phù hợp.

3.2.3.2Nguyên nhân ô nhiễm nước các khu vực

Nguyên tắc xác định ô nhiễm nước các khu vực được thực hiện bằng cách xác định những chỉ tiêu tổng hợp gây nên ô nhiễm chính nguồn nước đó. Theo kết quả đã phân tích thì DO, BOD và độ đục là những chỉ thị quan trọng nhất xác định nguồn gốc ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Chất rắn lơ lửng và coliform là những chỉ thị xác định nguồn gốc ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Kim loại nặng xác định nguồn gốc ô nhiễm do nước thải công nghiệp. PO43- kết hợp độ đục là những chỉ thị xác định nguồn gốc ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp. NO2- là chỉ thị xác định ô nhiễm do chất hữu cơ. Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước của các yếu tố chính, kết hợp khảo sát thực địa để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước theo từng khu vực như sau:

Khu vực cống Liên Mạc: lấy nước từ sông Hồng và là nguồn nước đầu vào của hệ thống sông Nhuệ. Hàm lượng một số chỉ tiêu gồm chất rắn lơ lửng (355 mg/l), NO2- và sắt không đạt tiêu chuẩn loại B; hàm lượng một số chỉ tiêu khác gồm BOD5, DO không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A có thể là do nguồn nước lấy từ sông Hồng vào có hàm lượng không đạt tiêu chuẩn hoặc nước bị tù đọng do đóng cống.

Khu vực Phúc La: Hàm lượng một số chỉ tiêu gồm Fe2+, NH4+, NO2-, chất rắn lơ lửng không đạt tiêu chuẩn loại B. Các chỉ tiêu NO2-, Fe2+, NO2- đều có xu hướng

70

lớn hơn so với khu vực cống Liên Mạc; các chỉ tiêu gồm BOD5, COD, DO không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Như vậy có thể xác định nguyên nhân ô nhiễm nước khu vực do các chỉ tiêu này có thể do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và một phần của nước thải công nghiệp, làng nghề.

Khu vực Cự Đà: khu vực này có hàm lượng NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại B; mặt khác các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, Fe2+, chất rắn lơ lửng không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Trên đồ thị cho thấy các giá trị này đạt gần đến giá trị ô nhiễm cực đại. Như vậy, có thể xác định nguyên nhân ô nhiễm nước khu vực này là do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, công nghiệp của nội thành Hà Nội và một phần của nước thải nông nghiệp.

Khu vực cầu Chiếc: Hàm lượng của các chỉ tiêu gồm DO, Fe2+, NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B; hàm lượng của các chỉ tiêu khác gồm: BOD5, COD, chất rắn lơ lửng không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Đây là khu vực có các chỉ tiêu chất lượng nước đạt giá trị cực đại. Nguyên nhân ô nhiễm nước thải của khu vực này vẫn bị ảnh hưởng đồng thời của nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước thải nông nghiệp.

Khu vực đập Đồng Quan: Cũng giống như các khu vực khác, khu vực này có hàm lượng sắt, NH4+, NO2- và chất rắn lơ lửng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B. Các chỉ tiêu khác bao gồm BOD5, COD và DO không đạt tiêu chuẩn cho phép loại A. Một số chỉ tiêu khác như NO3- và Pb2+ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Căn cứ vào mức độ ô nhiễm của các thông số chất lượng nước, có thể xác định được khu vực đập Đồng Quan bị ô nhiễm do nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp và làng nghề và nước thải sinh hoạt.

Khu vực cống Thần: Các chỉ tiêu lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B bao gồm: Fe2+, NH4+ và NO2-. Các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A bao gồm: COD, BOD5, DO và chất rắn lơ lửng. Các chỉ tiêu camidi, NO3- và Pb2+ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Như vậy nguyên nhân ô nhiễm nước khu vực

71

đập Đồng Quan là do nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Khu vực cầu Mai Lĩnh: Hàm lượng của sắt, NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại B. Hàm lượng của BOD5, COD và DO không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Hàm lượng của NO3-, Pb2+, chất rắn lơ lửng và Cd2+ nhìn chung đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Như vậy, nguyên nhân ô nhiễm chất lượng nước khu vực cầu Mai Lĩnh là do nước thải sản xuất nông nghiệp, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Khu vực cầu Ba Thá: Hàm lượng của các chỉ tiêu bao gồm: Fe2+ và NO2- lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B. Hàm lượng của BOD5, COD, DO, NH4+ và chất rắn lơ lửng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A. Hàm lượng của NO3-, Pb2+, Cd2+ đạt tiêu chuẩn cho phép loại A. Nhìn chung yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu vực cầu Ba Thá không rõ ràng nhưng có thể xác định đã bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và sinh hoạt.

3.3 ĐỀ XUẤT MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC 3.3.1Cơ sở đề xuất mạng giám sát chất lƣợng nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)