CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 25)

Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy được giới hạn từ 20o đến 21o20’ vĩ độ Bắc; từ 105o đến 106o30’ kinh độ Đông, thuộc hữu ngạn sông Hồng thuộc vùng Tây-nam đồng bằng Bắc Bộ. Lưu vực có dạng hình nan quạt, trải dài trên toàn bộ lãnh thổ các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, phía nam Thành phố Hà Nội và 4 huyện thuộc tỉnh Hoà Bình bao gồm Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lương Sơn. Diện tích tự nhiên của lưu vực khoảng 7.665 km2 [1].

Vùng sông Nhuệ, sông Đáy thuộc khu vực thành phố Hà Nội trải dài trên thành phố Hà Đông và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa. Diện tích vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội khoảng 1.669 km2, chiếm gần 22%diện tích toàn lưu vực (xem hình hình 2-1).

20

21

2.1.2Địa hình, địa mạo

Nằm trải dài theo phương vĩ tuyến lại chịu ảnh hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau khiến cho địa hình khu vực nghiên cứu có sự tương phản. Xét theo chiều từ Tây sang Đông, có thể chia địa hình vùng nghiên cứu thành các vùng chính như sau [3, 32]:

2.1.2.1Vùng đồi

Địa hình vùng đồi được tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ chênh cao nhỏ hơn 100 m, độ phân cắt sâu từ 15 đến 100 m. Địa hình đồi sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội chiếm khoảng trên 30% diện tích và có độ cao dưới 200 m, phân bố chuyển tiếp từ núi xuống đồng bằng. Vùng đồi phía Bắc kéo dài từ Bất Bạt về đến Xuân Mai. Đặc điểm đồi khu vực này là những dải đồi thấp, có độ cao dưới 100 m, cấu tạo bởi đá phiến chất phức hệ sông Hồng và chịu ảnh hưởng của quá trình pediment hóa mạnh mẽ. Vùng đồi phía Nam phân bố ở các huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đặc điểm chung của vùng đồi phía Nam chủ yếu là dải đồi thấp, có độ cao 100-200 m và bị chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống đứt gãy.

Địa mạo vùng đồi có động lực ngoại sinh ở mức độ yếu và rất yếu. Có hai loại địa mạo vùng đồi. Địa mạo thuộc các huyện Quốc Oai, Thạch Thất có sườn thoải từ 8 đến 10o với các quá trình xói mòn, rửa trôi và trầm tích bở rời. Địa mạo vùng đồi và đá đồi được cấu tạo bởi đá trầm tích có sườn thoải (8-15o) với các quá trình rửa trôi, xói rửa và các đồi đá vôi có vách dốc đứng với các quá trình xâm thực.

2.1.2.2Vùng đồng bằng

Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng trên 60% khu vực nghiên cứu, địa hình khá bằng phẳng với độ cao nhỏ hơn 20 m và thấp dần từ Tây sang Đông. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh mương chằng chịt.

Địa hình vùng đồng bằng phía Bắc bao gồm các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Thường Tín, Từ Liêm, Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức. Độ cao đồng bằng từ 2-6 m và có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây-

22

bắc xuống Đông-nam. Đồng bằng khu vực này có một số vùng trũng thuộc huyện Thanh Trì. Khu vực này tích nước tù đọng và có nguy cơ ô nhiễm nước cao.

Địa mạo vùng đồng bằng nhìn chung thấp, trũng và bị chia cắt bởi hệ thống sông và đặc biệt là chịu tác động mạnh mẽ từ con người.

2.1.3Thổ nhƣỡng

Các nhóm đất chủ yếu của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội bao gồm: đất phù sa, đất xám, đất vàng đỏ và đất xói mòn trơ sỏi đá, trong đó chủ yếu là đất phù sa. Đặc tính của đất phù sa khu vực Hà Nội từ chua đến rất chua, pHKCL = 4,25 đến 4,86, hàm lượng mùn nghèo, từ 1,3 đến dưới 0,76%. Đất phù sa thích hợp cho phát triển nông nghiệp như lúa, rau, màu và cây công nghiệp [32]. Đất xám và xám bạc màu có đặc tính giàu silic và nghèo kim loại kiềm và kiểm thổ. pHKCl dao động từ 5,02 đến 5,44, hàm lượng mùn thay đổi từ mức rất nghèo (0,53%) đến mức trung bình (2,5%).

2.1.4Khí hậu

2.1.4.1Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2000- 2005 dao động từ 23,4 đến 23,4 oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp dao động từ 16,8 đến 18,2 oC và thường rơi vào các tháng 12, 1 hoặc 2; nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất dao động từ 27 đến 29 oC và thường rơi vào tháng các tháng 6, 7 hoặc 8. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm vào khoảng 12,2 oC (xem bảng 2-1).

Bảng 2-1. Nhiệt độ trung bình tháng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực Hà Nội Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 1 18,1 17,1 16,5 16,7 15,7 16,8 2 16,0 19,2 20,7 17,5 17,5 18,2 3 20,0 22,0 21,6 20,2 18,8 20,5

23 Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 4 24,6 25,0 25,6 23,5 23,4 24,4 5 26,5 26,9 28,2 25,6 28,0 27,0 6 27,9 29,1 29,7 28,4 29,3 28,9 7 29,2 29,2 29,4 28,6 28,8 29,0 8 28,3 27,8 28,3 28,3 27,9 28,1 9 26,4 26,7 26,8 27,1 27,5 26,9 10 24,8 24,6 25,4 24,5 25,3 24,9 11 20,9 20,7 22,8 22,1 21,9 21,7 12 19,8 18,7 17,4 18,0 16,7 18,1 Tổng 282,5 287 292,4 280,5 280,8 284,6 Trung bình 23,5 23,9 24,4 23,4 23,4 23,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2007.

2.1.4.2Mưa

Lượng mưa năm bình quân giai đoạn 2000-2005 khoảng 1405,6 mm. Lượng mưa tháng nhỏ nhất dao động từ 15,0 đến 19,9 mm/tháng và thời gian xuất hiện vào các tháng 12 hoặc tháng 1. Lượng mưa lớn nhất dao động từ 254,2 đến 268,8 mm/tháng. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm thường rơi vào tháng 7 hoặc tháng 8. Chênh lệch lượng mưa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất lên đến 17,7 lần (xem bảng 2-2).

Bảng 2-2. Lƣợng mƣa trung bình các tháng lƣu vực sông Nhuệ, sông Đáy Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 1 5,5 7,6 38,4 9,5 13,8 15,0 2 32,4 13,6 35,6 27,4 31,9 28,2 3 30,9 11,4 13,6 36,2 23,7 23,2 4 143,3 17,5 44,2 122,3 27,2 70,9 5 192,5 200,7 254,7 275,7 74,4 199,6 6 203,6 201,2 171,8 201,6 239,8 203,6 7 201 193,6 224,6 296,6 355 254,2

24 Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 8 182,4 187,4 272,1 212,2 469,7 264,8 9 129,3 159,9 312,8 112,5 307,2 204,3 10 220,6 103,6 39,8 17,4 32,8 82,84 11 11,9 51,1 2,8 16,7 113,1 39,1 12 2,0 53,6 4,6 18,1 21,4 19,9 Tổng 1.355,4 1.201,2 1.415 1.346,2 1.710 1.405,7 Trung bình 113,0 100,1 117,9 112,2 142,5 117,1

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2007.

2.1.4.3Bốc hơi, độ ẩm và các yếu tố khí hậu khác

Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 938 mm/năm. Do nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm cho nên độ ẩm bình quân lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội khá cao. Độ ẩm bình quân tháng giai đoạn 2000-2005 là 84,7%. Độ ẩm các tháng dao động không lớn, từ 79,4 đến 89,0%. Số giờ nắng trung bình 1.640 giờ. Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4.270 kcal/m2. Độ ẩm bình quân các tháng và năm vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 2-3.

Bảng 2-3. Độ ẩm trung bình các tháng lƣu vực sông Nhuệ, sông Đáy Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 1 84,0 83,0 83,0 83,0 84,0 83,4 2 86,0 88,0 87,0 64,0 88,0 82,6 3 89,0 86,0 83,0 85,0 86,0 85,8 4 89,0 88,0 87,0 90,0 89,0 88,6 5 87,0 87,0 87,0 89,0 87,0 87,4 6 84,0 86,0 81,0 83,0 83,0 83,4 7 83,0 84,0 85,0 85,0 85,0 84,4 8 88,0 88,0 90,0 89,0 90,0 89,0 9 88,0 87,0 90,0 88,0 88,0 88,2 10 87,0 85,0 80,0 79,0 80,0 82,2

25 Tháng Năm Trung bình 2000 2002 2003 2004 2005 11 77,0 85,0 79,0 81,0 85,0 81,4 12 78,0 87,0 77,0 79,0 76,0 79,4 Trung bình 85,0 86,0 84,0 83,0 85,0 84,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2007.

2.1.5Mạng lƣới sông ngòi

Sông Đáy có 7 chi lưu chính, bao gồm: sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông Nhuệ, sông Châu, sông Đào Nam Định và sông Ninh Cơ. Trước đây về mùa lũ sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, sau khi có đập Đáy đã trở thành sông nội địa làm nhiệm vụ thoát lũ, tiêu nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp… thuộc các thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Đặc điểm chính của các sông như sau:

Dòng chính sông Đáy: Sông Đáy là một phân lưu lớn của sông Hồng, bắt nguồn từ Hát Môn và chảy theo hướng Đông bắc-Tây nam qua các thành phố Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và chảy ra biển tại cửa Đáy thuộc tỉnh Nam Định. Sông có chiều dài 237 km, diện tích lưu vực khoảng 5.920 km2 [1]. Sông Đáy thuộc địa phận thành phố Hà Nội và có chiều dài khoảng 71 km, diện tích vùng Hà Nội khoảng trên 1.000 km2.

Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và đổ vào sông Đáy tại Phủ Lý. Sông Nhuệ chủ yếu làm nhiệm vụ tưới cho nông nghiệp, tiêu nước cho thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Sông dài 74 km, diện tích lưu vực là 1.070 km2 [1], chiếm 13,95% tổng diện tích lưu vực. Sông Nhuệ thuộc địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 65 km, diện tích lưu vực thuộc khu vực thành phố Hà Nội khoảng trên 500 km2. Sông Nhuệ thường xuyên nhận nước từ sông Tô Lịch với lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s.

Sông Tích bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam và đổ vào sông Đáy tại Ba Thá. Lưu vực sông Tích dài 32 km,

26

rộng 17,6 km, độ dốc lưu vực 5,8%, mật độ lưới sông 0,66 km/km2. Sông có chiều dài 91 km, diện tích lưu vực khoảng 1.330 km2 [1]. Khu vực thành phố Hà Nội có chiều dài khoảng 32 km.

Ngoài ra, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy còn có các sông nhánh như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Lừ.

- Sông Tô Lịch dài 14,6 km, rộng trung bình từ 40 đến 45 m, sâu từ 3 đến 4 m, bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng, chảy qua địa phận các huyện Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông Nhuệ tại Tó. Đoạn cuối sông Tô Lịch đảm nhận toàn bộ nước thải của thành phố.

- Sông Lừ dài 5,6 km, rộng trung bình 30 m, sâu từ 2 đến 3 m, nhận nước thải, nước mưa từ cống Trịnh Hoài Đức và cống Trắng (Khâm Thiên) chảy qua Trung Tự về đường Trường Chinh và đổ ra sông Tô Lịch.

- Sông Sét dài 5,9 km rộng từ 10 đến 30 m, sâu từ 3 đến 4 m bắt nguồn từ cống Bà Triệu, hồ Bảy Mẫu rồi đổ ra sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị.

- Sông Kim Ngưu dài 11,8 km rộng từ 20 đến 30 m, sâu từ 3 đến 4 m, bắt nguồn từ điểm xả cống Lò Đúc. Sông Kim Ngưu gặp sông Tô Lịch tại khu vực Thanh Liệt.

Tuy nhiên cho đến nay các con sông này gần như là kênh tiêu nước thải cho khu vực nội thành Hà Nội. Đặc trưng một số sông xem bảng 2-4.

Bảng 2-4. Các sông chính khu vực thành phố Hà Nội

TT Tên sông Tổng chiều dài (km) Chiều dài trên địa bàn Hà Nội (km)

1 Đáy 237,0 71,0 2 Nhuệ 74,0 65,0 3 Tích 32,0 32,0 2 Tô Lịch 14,6 14,6 3 Lừ 5,6 5,6 4 Sét 5,9 5,9 5 Kim Ngưu 11,8 11,8

27

2.1.6Tài nguyên nƣớc

Tài nguyên nước hằng năm của toàn lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khoảng 28,8 tỷ m3 [1]. Sông Hồng cung cấp khoảng từ 85 đến 90% lượng nước cho lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Sông Đáy và sông Tích khu vực thành phố Hà Nội đóng góp khoảng 1,35 tỷ m3; còn sông Nhuệ khu vực thành phố Hà Nội đóng góp khoảng 0,8 tỷ m3. Chế độ dòng chảy của sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu mà còn phụ thuộc vào chế độ nước sông Hồng và chế độ triều của vịnh Bắc Bộ. Chế độ dòng chảy sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ đóng mở của các cống điều tiết Liên Mạc và Thanh Liệt và một số cống trên trục chính như Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ-Điệp Sơn [1].

Chất lượng nước của sông Nhuệ, sông Đáy cũng phụ thuộc chế độ vận hành của cống Liên Mạc và chế độ thủy triều vịnh Bắc Bộ. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây [4], chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+, NO2- và dầu mỡ. Các khu vực bị ô nhiễm nặng bao gồm các khu vực Phúc La, Cự Đà, đập Đồng Quan, cống Thần trên sông Nhuệ và cầu Mai Lĩnh trên sông Đáy.

2.2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI 2.2.1Đặc điểm chung 2.2.1Đặc điểm chung

Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp đã được hình thành, phát triển và không ngừng được mở rộng với quy mô lớn hơn và nhiều ngành nghề đa dạng hơn. Các làng nghề cũng được khôi phục, phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Những lợi ích về kinh tế do phát triển công nghiệp mang lại là rất lớn. Bên cạnh đó thì hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đã gây tác hại tới môi trường. Hiện nay, môi trường đất, nước, khí ở các khu công nghiệp trong lưu vực đang bị ô nhiễm ở mức báo động và tại các làng nghề thì tình trạng ô nhiễm còn nghiêm trọng

28

hơn gây nguy hại không chỉ cho người sản xuất mà còn gây hại tới hệ sinh thái quanh vùng. Dưới đây là đặc điểm kinh tế-xã hội của một số lĩnh vực chủ yếu trong vùng nghiên cứu.

2.2.2Dân số

Năm 2005, dân số vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội khoảng trên 2,5 triệu người [6, 26], trong đó dân số đô thị gần 450 nghìn người, chiếm 17,6 % tổng dân số trong khu vực; dân số nông thôn trên 2,1 triệu người, chiếm 82,4% tổng số dân trong lưu vực. Mật độ dân số vùng nghiên cứu khoảng 1.757 người/km2, trong đó mật độ dân số thấp nhất là huyện Mỹ Đức (755 người/km2), mật độ dân số cao nhất là huyện Từ Liêm và thành phố Hà Đông, tương ứng là 3.290 đến 4.135 người/km2. Xét trên toàn vùng nghiên cứu thì mật độ dân số có xu hướng giảm dần từ thượng lưu đến hạ lưu.

Quá trình đô thị hóa nhanh kèm theo sự phát triển hạ tầng cơ sở hệ thống tiêu thoát nước ở các vùng nông thôn đã tạo ra sức ép về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đối với lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (xem bảng 2-5).

Bảng 2-5. Dân số các huyện lƣu vực sông Nhuệ-Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT

Thành phố/Huyện

Dân số năm 2005 (ngƣời) Mật độ trung bình (ngƣời/km2) Tổng Thành thị Nông thôn 1 Hà Đông 138.119 86.632 51.487 4.135 2 Phúc Thọ 157.441 6.868 150.573 1.345 3 Đan Phượng 136.529 8.324 128.205 1.769 4 Hoài Đức 184.597 4.313 180.284 2.091 5 Quốc Oai 150.732 11.734 138.998 1.162 6 Thạch Thất 153.752 5.473 148.279 1.167 7 Chương Mỹ 278.323 34.032 244.291 1.195 8 Thanh Oai 187.000 6.467 180.533 1.413 9 Thường Tín 204.811 6.267 198.544 1.609

29

TT

Thành phố/Huyện

Dân số năm 2005 (ngƣời) Mật độ trung bình (ngƣời/km2) Tổng Thành thị Nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)