Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 38)

Theo số liệu thống kê, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp khoảng 191 nghìn ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 82.719 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản khoảng 6.107 ha, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 4.767 ha, còn lại là các diện tích đất nông nghiệp khác.

Diện tích đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa và Phú Xuyên và dao động từ 11 nghìn đến 15 nghìn ha/huyện. Các vùng có ít diện tích đất nông nghiệp bao gồm thành phố Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Đan Phượng với diện tích dao động từ 2 đến 4 nghìn ha/huyện. Các huyện khác có diện tích đất nông nghiệp dao động từ 5 đến 10 nghìn ha/huyện.

33

2.2.6.1Canh tác lúa

Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, dao động từ trên 10 đến 11 nghìn ha; các huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức và Phú Xuyên có diện tích đất trồng lúa dao động từ trên 5 đến dưới 10 nghìn ha; các huyện còn lại bao gồm thành phố Hà Đông, Từ Liêm, Đan Phượng và Thanh Trì có diện tích trồng lúa ít nhất, dao động từ 1,6 đến dưới 2,4 nghìn ha. Xét theo chiều từ thượng lưu đến hạ lưu của vùng nghiên cứu, diện tích đất trồng lúa có xu hướng tăng dần.

Thời vụ canh tác lúa ở vùng nghiên cứu trùng với thời vụ của các tỉnh miền Bắc, nghĩa là thời vụ dao động từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm đối với vụ đông- xuân và từ tháng 6 đến tháng 10 đối với vụ mùa.

2.2.6.2Nuôi trồng thủy sản

Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực nghiên cứu khoảng trên 6.106 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Ứng Hòa, Phú Xuyên và Mỹ Đức, dao động từ từ trên 600 đến dưới 1.000 ha, chiếm trên 60% diện tích toàn vùng. Thành phố Hà Đông có diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ nhất (57 ha), chiếm gần 1%. Các huyện khác bao gồm Hoài Đức, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Thanh Oai, Phúc Thọ và Thường Tín có diện tích nuôi trồng thủy sản dao động từ trên 100 đến dưới 600 ha, chiếm 38 %.

2.2.6.3Trồng cây lâm nghiệp

Tổng diện tích cây lâm nghiệp ở vùng nghiên cứu khoảng trên 4.766 ha. Diện tích trồng cây lâm nghiệp phân bố không đều trong vùng nghiên cứu. Một số huyện có trồng cây lâm nghiệp bao gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, trong đó huyện Mỹ Đức có diện tích trồng cây lâm nghiệp lớn nhất (3.568 ha), chiếm đến gần 75% diện tích trồng cây lâm nghiệp trong toàn vùng nghiên cứu. Các huyện còn lại có diện tích trồng cây lâm nghiệp dao động từ trên 300 đến gần 600 ha (xem bảng 2-8).

34

Bảng 2-8. Diện tích đất nông nghiệp các huyện vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội TT Thành phố/huyện Diện tích (ha)

Tổng Lúa Thủy sản Lâm nghiệp

1 Hà Đông 1.885 1.618 57 0 2 Phúc Thọ 6.922 5.220 420 0 3 Đan Phượng 3.900 2.361 208 0 4 Hoài Đức 5.558 3.895 135 0 5 Quốc Oai 7.877 5.632 229 571 6 Thạch Thất 6.160 5.003 208 302 7 Chương Mỹ 15.128 10.570 607 325 8 Thanh Oai 9.332 7.802 350 0 9 Thường Tín 7.993 6.601 595 0 10 Phú Xuyên 11.330 9.646 850 0 11 Ứng Hòa 12.873 11.729 654 0 12 Mỹ Đức 13.555 8.424 978 3.569 13 Từ Liêm 3.529 1.820 204 - 14 Thanh Trì 3.548 2.397 613 - Tổng 109.591 82.719 6.107 4.766

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, 2006; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2007. -: chưa xác định được diện tích.

35

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 38)