Các làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 36)

Theo tổng hợp báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2006, có khoảng 267 [1, 3] các làng nghề trong vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Các loại hình làng nghề chủ yếu bao gồm ươm tơ dệt vải và thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, khai thác đá và một số ngành nghề khác. Nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích đặc điểm của từng nhóm làng nghề:

2.2.4.1Nhóm làng nghề ươm tơ, dệt vải và thêu ren

Các cơ sở sản xuất của nhóm làng nghề này tập trung ở các khu vực ven đô thành phố Hà Đông, điển hình là các xã Dương Nội, La Khê, Vạn Phúc, Đa Sỹ và Kiêm Hưng. Số lượng làng nghề ươm tơ, dệt vải và thêu ren là 34, chiếm 12,7% tổng số làng nghề. Xét theo số hộ thì ngành dệt nhuộm chiếm tỷ lệ gần 58,6%. Hình thức sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy mô sản xuất có từ vài chục tới vài trăm công nhân.

2.2.4.2Nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm

Nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu nằm ở các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức và Thanh Trì, trong đó điển hình là các xã Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu của huyện Hoài Đức. Sản phẩm chủ yếu gồm đồ hộp, bánh kẹo, miến dong, bún khô, mạch nha, kẹo.

31

Số làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm là 47, chiếm tỷ lệ 17,6% tổng số làng nghề. Quy mô sản xuất chủ yếu của nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này vẫn tập trung tại các làng nghề. Hình thức sản xuất ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu vẫn là thủ công. Trong những năm gần đây, một số hộ gia đình tự sáng chế máy móc như máy tráng bánh, may xay bột…., chiếm khoảng 15% tổng số hộ.

2.2.4.3Nhóm làng nghề cơ kim khí

Cơ khí là ngành có truyền thống từ lâu đời của vùng nghiên cứu. Các làng nghề cơ kim khí tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Oai và một số ở thành phố Hà Đông. Số lượng làng nghề cơ kim khí là 13, chiếm tỷ lệ 4,9% tổng số làng nghề. Các sản phẩm chủ yếu của ngành kim cơ khí là: bản lề, then cửa, cuốc, cày, que hàn, phụ tùng ô tô, xe máy. Xu hướng hiện nay của ngành kim cơ khí ngày càng phát triển do nhu cầu tăng của xã hội.

2.2.4.4Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản

Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản tập trung chủ yếu ở các xã Hữu Bằng, Phùng Xá của huyện Thạch Thất và các xã Phú Xuyên, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Duyên Thái, Thường Tín, Phú Yên của huyện Phú Xuyên. Số lượng làng nghề thủ công, mỹ nghệ và chế biến lâm sản là 106, chiếm 39,7% tổng số làng nghề toàn tỉnh.

2.2.4.5Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Theo thống kê chưa đầu đủ, hiện nay mới xác định được 01 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chiếm tỷ lệ 0,4%.

2.2.4.6Các làng nghề khác

Số lượng các làng nghề khác có 66, chiếm tỷ lệ 24,7% số các làng nghề. Các nhóm làng nghề chủ yếu gồm nón, lá, mũ, tăm tre, hương, tơ, lưới, võng… đều có từ lâu nhưng chưa có điều kiện phát triển. Công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, quy mô sản xuất nhỏ và nguyên liệu cung cấp từ nguồn sẵn có.

32

Các nhóm làng nghề và tỷ lệ phần trăm số các làng nghề vùng sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội xem bảng 2-7.

Bảng 2-7. Số lƣợng các làng nghề theo nhóm ngành sản xuất sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT Nhóm ngành sản xuất Số làng nghề Tỷ lệ (%)

1 Ươm tơ, dệt vải và thêu ren 34 12,7

2 Chế biến nông sản thực phẩm 47 17,6

3 Cơ kim khí 13 4,9

4 Thủ công, mỹ nghệ chế biến lâm sản 106 39,7

5 Vật liệu xây dựng, khai thác đá 1 0,4

6 Các ngành nghề khác 66 24,7

Tổng cộng 267 100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006; Cục Bảo vệ môi trường, 2003.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)