luật về pháp nhân ở nƣớc ta hiện nay
3.3.1 Đổi mới các quan niệm về pháp nhân
3.3.1.1 Cần đưa ra định nghĩa và quan niệm pháp nhân: Nêu định nghĩa về Pháp nhân thay thế cho quy định tại điều 84 về các điều kiện của pháp nhân khi các điều kiện đó không còn phù hợp, và tỏ ra mơ hồ, mâu thuẫn nhau. Bởi, sự mâu thuẫn tồn tại trọng hệ thống pháp luật, thiếu phù hợp xuất phát từ việc chưa có một học thuyết về pháp nhân một cách rõ ràng trong các quy định pháp luật.
Hiện nay, quan niệm trách nhiệm hữu hạn gắn với các thành viên của pháp nhân đã được thay đổi, khi quy định Công ty hợp danh là pháp nhân, từ đó, trách nhiệm vô hạn không phải là điều kiện tiên quyết của pháp nhân.
3.3.1.2 Thay đổi nhận thức về tài sản và trách nhiệm pháp lý của pháp nhân: Quan niệm trách nhiệm pháp lý của pháp nhân hiện nay phải có sự thay đổi, theo đó trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn không phải là đặc trưng của pháp nhân, không thể coi đó là tiêu chí để xem xét tổ chức có tư cách pháp nhân hay không.
Tài sản giữa pháp nhân và thành viên thành lập ra pháp nhân là độc lập tách bạch với nhau, nhưng không đồng nghĩa với trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên của pháp nhân có thể chịu trách nhiệm vô hạn với trách nhiệm pháp lý của pháp nhân, nếu trong quá trình hoạt động pháp nhân không có khả năng, hoặc gánh vách không đủ trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba, thì thành viên của pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm đó.
Ở Việt Nam hiện nay, hình thức công ty hợp danh được quy định theo quan điểm trên, theo đó, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với trách nhiệm của công ty. Vì thế, các quy định của Bộ luật dân sự phải có
121
hướng thay đổi, phù hợp với thực tiễn, và thống nhất được các văn bản pháp luật chuyên ngành.
3.3.1.3 Cần có nhận thức đúng đắn về học thuyết thực tại: Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành ở Việt Nam thì học thuyết giả tưởng tỏ ra nổi trội khi cho rằng sự ra đời và phát triển của pháp nhân phụ thuộc vào ý chí của chính quyền và nhà làm luật.
Sự ra đời pháp nhân là để bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm, cũng như lợi ích của người thứ ba có quan hệ với nhóm, cần công nhận sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân. Luật đáp ứng yêu cầu đó bằng cách thừa nhận cho nhóm có tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật
Tuy nhiên, hiện nay quan niệm dựa trên cơ sở của quyền tự do ý chí và quyền tự do lập hội của công dân trong đời sống kinh tế phải được bộ luật dân sự phản ánh và quy định. Tự do ý chí dựa trên lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, do đó, phải được đề cao để con người vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại những lợi ích chung.
3.3.2 Các giải pháp về lập pháp
Trên cơ sở thực trạng pháp luật quy định pháp luật về chủ thể quan hệ pháp luật nói chung và pháp nhân nói riêng đã được phân tích, cần phải hoàn thiện theo hướng sau:
3.3.2.1 Xây dựng mô hình hệ thống pháp luật trước khi hoàn thiện pháp luật về pháp nhân: Như thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam đã trình bày, một trong những tồn tại hiện nay là chưa xác định được một mô hình pháp luật đồng bộ, thống nhất, và phù hợp với thực tiễn. Vì thế, khi nghiên cứu để cải cách hay sửa đổi, bổ sung pháp luật về pháp nhân trước hết phải được xem xét tới cấu trúc bên trong của nó để tìm ra các mối liên hệ nội tại giữa các ngành luật, giữa các chế định pháp luật. Khi đã làm rõ thì việc sửa
122
đổi hay cải cách các nguồn văn bản của nó mới trở nên đồng bộ và không có thiếu sót. Việc hoàn thiện pháp luật về pháp nhân cần được làm đồng bộ với gồm cả quy định ở luật chung và các luật chuyên ngành dựa trên cơ sở các nền tảng lý luận cơ bản về pháp luật và pháp nhân.
3.3.2.2 Quy định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm thể nhân và pháp nhân: Các chủ thể khác, nếu không có tư cách pháp nhân thì không phải là thực thể pháp lý và không có khả năng đảm nhiệm tư cách chủ thể của quyền và nghĩa vụ. Có thể nói, việc tồn tại chủ thể là hộ gia đình và tổ hợp tác là dựa vào các nhà làm luật, và nói chưa đủ sức tự mình khẳng định sự tồn tại của mình là phù hợp với các quy luật khách quan của xã hội.
Việc Bộ luật dân sự 1995 và 2005 liệt kê các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự như hiện nay, đã tự làm khó mình, khi thực tiễn đời sống kinh tế pháp luật, có nhiều chủ thể không thuộc các chủ thể mà được bộ luật dân sự liệt kê vẫn tồn tại và hoạt động. Ví dụ, nhóm kinh doanh không phải là cá nhân mà cũng không phải là pháp nhân, vì thế, bộ luật dân sự đã không dự liệu được, dẫn đến thiếu ổn định khi áp dụng.
3.3.2.3 Quy định chế định hợp đồng thành lập pháp nhân trong Bộ luật dân sự: Xuất pháp từ bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồng, hợp đồng thành lập pháp nhân khác với điều lệ của pháp nhân.
Theo xu hướng các nước trên thế giới, các học giả Việt Nam, đã đặt ra một nhu cầu cho sự thay đổi tư duy, quan niệm của nhà làm luật trong việc hình thành pháp nhân trên cơ sở tự do lập hội và tự do kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, pháp luật cũng
123
điều chỉnh tự do ý chí như một nguyên tắc hình thành nên hợp đồng và là điều kiện có hiệu lực hợp đồng.
3.3.2.4 Quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của tập đoàn kinh tế:
Tập đoàn kinh tế là một mô hình đặc thù, nhưng hiện nay, các quy định về tập đoàn đang bị hiểu sai lệch. Trong khi, pháp luật quy định tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là tập hợp của nhiều pháp nhân độc lập với nhau theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, các quy định về đặt tên của doanh nghiệp, thì lại cho phép công ty mẹ có thể lấy chữ “tập đoàn” làm yếu tố cấu thành công ty mẹ. Quy định đó, vô hình chung đã gắn công ty mẹ với tập đoàn.
Do vậy, cần quy định chi tiết về mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế, để có thể pháp huy sức mạnh của loại hình này.
3.3.2.5 Tách quy định về Doanh nghiệp tư nhân ra khỏi luật danh nghiệp: Bản chất doanh nghiệp tư nhân là chế độ cá nhân kinh doanh, thực hiện các giao dịch trên cơ sở chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản riêng của mình. Doanh nghiệp tư nhân, chỉ nên được quy định trong luật thương mại, trên cơ sở là một thương nhân trong thực hiện cách hành vi thương mại.
3.3.2.6 Quy định pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự:
Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến việc đấu tranh các hoạt động phi pháp xuyên quốc gia do pháp nhân tổ chức như tội phạm về môi trường, tội rửa tiền, các tội xuyên quốc gia khác. Các văn bản đó, đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và các quốc gia đang dần luật hóa các văn bản mang tính quốc tế này. Đã đến lúc cùng với việc xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tổ chức tội phạm, có thể và cần thiết giải quyết cả vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn
124
hóa, xã hội có tư cách pháp nhân trên cơ sở thừa nhận họ như một chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.
3.3.2.7 Các lĩnh vực chuyên ngành khác: Bên cạnh các giải pháp nêu trên, các luật chuyên ngành, khi quy định về tư cách pháp nhân của một tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù, cần phải hiểu rõ mô hình pháp nhân theo Bộ luật dân sự và luật doanh nghiệp, từ đó ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về pháp nhân, thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn.
3.3.3 Các giải pháp tổ chức thi hành quy định pháp luật về pháp nhân 3.3.3.1. Tổ chức hệ thống hóa quy định pháp luật về pháp nhân: Các quy định về pháp nhân được quy định ở nhiều đạo luật khác nhau, do đó việc tiếp cận có thể bị hạn chế. Công việc tập hợp hóa, hệ thống hóa các văn bản là công việc của cơ quan hành chính, nhằm giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách dễ dàng, nhằm quản lý hành chính hiệu quả hơn.
Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần một bộ phận cán bộ, công chức làm nhiệm vụ hệ thống hóa các văn bản pháp luật, cập nhật và đưa lên mạng thông tin điện tử để các nhà đầu tư tra cứu khi vào những lĩnh vực liên quan đến hoạt động của mình. Hơn nữa, các trang mạng tra cứu cần dễ truy cập, thông tin ổn định, để giúp nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của mình.
3.3.3.2 Hoàn thiện quy trình và hiệu quả đăng ký kinh doanh: Cần cập nhập thông tin đăng ký kinh doanh tại các sở kế hoạch đầu tư cách tỉnh, thành phố: Do hệ thống tra cứu doanh nghiệp hiện nay không cập nhập, và khó tra cứu, nên khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư không có kênh thông tin nào để thực hiện tra cứu tên tránh sự trùng lặp tên.
Hiện nay, chỉ có một số thành phố trực thuộc trung ương có cổng thông tin, còn hầu hết các tỉnh trong cả nước không có cổng thông tin, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Đây là điểm hạn chế, khi chúng ta đang xây dựng
125
chính phủ điện tử và thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua hệ thống mạng. Bên cạnh đó, cần cải cách thời gian đăng ký kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cần thiết trong quy định pháp luật cần phải có trường hợp đăng ký theo thủ tục nhanh, và sẽ áp dụng một mức lệ phí phù hợp.
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công tác về đăng ký kinh doanh: Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực thi pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh cần phải được trang bị kiến thức pháp luật, không chỉ riêng pháp luật về công ty mà cả kiến thức pháp luật pháp luật dân sự theo nghĩa rộng.
Thực tế cho thấy, nếu không có kiến thức về luật dân sự thì người làm công tác đăng ký kinh doanh không xử lý được hoặc xử lý không đúng những trường hợp có liên quan. Ngoài ra, cán bộ công chức phải có kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tốt, được đảm bảo chế độ tiền lương, phúc lợi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Bằng việc, nêu và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chúng ta có thể thấy một bức tranh về pháp nhân mà các nhà lập pháp Việt Nam thiết kế, thi công và tô vẽ chưa thực đảm bảo tính thống nhất, lôgic. Nguyên nhân của khiếm khuyết này có thể kể đến là việc xây dựng các quy định mang tính trụ cột trong Bộ luật dân sự chưa có nền tảng lý luận khoa học pháp lý vững chắc. Điều này làm cho Bộ luật dân sự - một đạo luật có vị trí, vai trò đặc biệt trong ngành luật bị chính những người kiến tạo ra nó coi nhẹ khi xây dựng những luật chuyên ngành trước những đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Thực tế áp dụng luật trong những năm qua, không ít những vấn đề của
126
luật gây khó khăn, điều này đã làm mất lòng tin từ chính các doanh nghiệp, sự lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục thành lập, hoạt động hoặc giải thể doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhữg định hướng toàn diện: Định hướng đảm bảo quyền tự do ý chí và tự do lập hội; Định hướng đảm bảo quyền sở hữu của các chủ thể quan hệ pháp luật; Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về pháp nhân- từ bản chất của các học thuyết pháp nhân; Định hướng xây dựng một bộ luật dân sự là nền tảng cho các luật chuyên ngành; Tăng cường tính công khai và minh bạch thông tin; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về pháp nhân; Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; Phát triển hệ thống cung cấp thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật cho các chủ thể quan hệ pháp luật. Đây sẽ là tiền đề để hoàn thiện chế định về pháp nhân, phải được giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện trên cơ sở các học thuyết, mô hình được áp dụng trên thế giới, được chọn lọc, quy định để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
127
KẾT LUẬN
Từ các phân tích của luật văn này, cho thấy các quy định của pháp luật về pháp nhân hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, không thống nhất, mâu thuẫn về những các điều kiện của pháp nhân trong quy định của luật chung, và áp dụng mô hình pháp nhân trong các luật chuyên ngành. Các nhà làm luật nước ta chưa quan tâm, và nghiên cứu các học thuyết về pháp nhân trên thế giới, để xây dựng chế định pháp nhân một cách thống nhất, phù hợp xu hướng phát triển và pháp luật phải tôn trọng, và bảo vệ các quyền tự do ý chí và quyền tự do lập hội công dân đã được Hiếp pháp quy định.
Chế định pháp nhân trong pháp luật Việt Nam đang dần được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế xã hội của nước ta. Hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh về pháp nhân được quy định trong nhiều lĩnh vực pháp luật, liên quan đến đời sống kinh tế xã hội, vì thế quá trình hoàn thiện pháp luật phải đồng bộ, thống nhất và toàn diện trong hệ thống pháp luật quy định về pháp nhân.
Ngày nay, với một nền pháp luật hội nhập phản ánh đời sống kinh tế- xã hội của một quốc gia, thì việc tuân thủ xu hướng, điều chỉnh pháp luật để phù hợp với những lý luận, nền tảng chung ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ của các nhà làm luật. Điều đó, đòi hỏi một khoa học pháp lý phát triển, đáp ứng những nhu cầu thay đổi, đổi mới tư duy là điều cấp thiết phù hợp với khoa học pháp lý và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn đề ra.
Vì vậy, hoàn thiện chế định về pháp nhân dựa trên các học thuyết, mô hình pháp nhân được áp dụng trên thế giới, được chọn lọc, quy định để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở các nguyên nhân của thực trạng, các nhà làm luật phải thống nhất các quy phạm pháp luật về pháp nhân nói riêng và về các chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung đáp
128
ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã hội đặt ra đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, cần thiết thay đổi tư duy về tiếp